Đoạt giải Man Booker 2016, nhà văn Mỹ sánh ngang tầm Mark Twain

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tiểu thuyết châm biếm chính trị chủng tộc Mỹ The Sellout (tạm dịch: Bán sạch) đã đưa Paul Beatty trở thành nhà văn Mỹ đầu tiên đoạt giải văn học danh giá Anh Man Booker năm nay. Giải thưởng vừa công bố ngày 25-10-2016.

Giải Man Booker trị giá 50.000 bảng, được nữ công tước xứ Cornwall trao tại dạ tiệc trang trọng ở Guildhall, London.

 

Paul Beatty, nhà văn Mỹ đầu tiên đoạt giải Man Booker với tiểu thuyết The Sellout.
Paul Beatty, nhà văn Mỹ đầu tiên đoạt giải Man Booker với tiểu thuyết The Sellout.

Ban giám khảo nhận xét The Sellout đã đưa Paul Beatty lên ngang tầm Mark Twain và Jonathan Swift.

Paul Beatty 54 tuổi, sinh ở Los Angeles, hiện sống tại New York. Trước khi sáng tác The Sellout, ôngh đã ra mắt 3 tiểu thuyết và 2 tập thơ.

Tiểu thuyết The Sellout của ông làm người đọc phải bật cười với nhân vật chính muốn khẳng định bản sắc Mỹ gốc Phi của mình bằng cách mang trở lại chế độ nô lệ và phân biệt chủng tộc một cách quá mức.

Paul Beatty thừa nhận The Sellout có thể khiến người đọc "khó tiêu hóa" nhưng sử gia Amanda Foreman, Chủ tịch Ban giám khảo Man Booker năm nay, cho rằng không có vấn đề.

"Tiểu thuyết không nên thoải mái. Sự thật hiếm khi đẹp đẽ. Vừa đóng đinh người đọc vào vào thập tự giá đau khổ, cuốn tiểu thuyết vừa chọc cười họ... Đó là lý do cuốn tiểu thuyết nổi bật. Tác giả đã thành công với kiểu đi dây đó bằng cảm hứng, năng lượng và sự tự tin rất lớn... Đó là một người biết cách viết xuất sắc", Foreman nói.

Foreman gọi The Sellout là một "tiểu thuyết cho thời đại chúng ta", đặc biệt là trong bối cảnh phong trào Black Lives Matter (Sinh mạng người da đen là quan trọng) đang diễn ra ở Mỹ đòi quyền bình đẳng sau các vụ cảnh sát bắn người da màu.

"The Sellout là một trong những cuốn sách rất hiếm: vừa có khả năng châm biếm, vốn là một chủ đề rất khó và không phải lúc nào cũng được làm tốt, vừa đặt trong bối cảnh xã hội Mỹ hiện đại, bằng một trí tuệ sắc bén mà tôi chưa từng thấy từ sau Swift hoặc Twain. Cuốn sách biết cách mổ xẻ mọi điều cấm kỵ xã hội và chính trị, mỗi thứ đều linh thiêng. Trong khi làm chúng ta cười, cuốn sách cũng làm chúng ta cau mày. Cuốn sách mang lại cả sự buồn cười và nỗi đau đớn cùng lúc", Foreman kết luận.

 

Từ trái qua: CEO Man Group Luke Ellis, nhà văn Paul Beatty, nữ công tước xứ Cornwall Camillia và Chủ tịch Ban Giám khảo man Booker 2016 - TS Amanda Foreman
Từ trái qua: CEO Man Group Luke Ellis, nhà văn Paul Beatty, nữ công tước xứ Cornwall Camillia và Chủ tịch Ban Giám khảo man Booker 2016 - TS Amanda Foreman

Ban giám khảo Man Booker năm nay gồm sử gia Foreman cùng nhà phê bình và diễn giả Jon Day, tiểu thuyết gia và học giả Abdulrazak Gurnah, nhà thơ và học giả David Harsent và diễn viên Olivia Williams, Ban Giám khảo đã đánh giá 155 cuốn sách trong suốt 10 tháng qua để chon ra tác phẩm đoạt giải.

Foreman cho biết, các tiêu chí của ban giám khảo quyết định tác phẩm chiến thắng là tính thẩm mỹ, chất lượng và sự thâm trầm của tư tưởng, kỹ năng sáng tác và mức độ tiếp cận người đọc.

6 cuốn sách vào danh sách rút gọn cùng The Sellout còn có Eileen của Otessa Moshfegh (Mỹ), Do Not Say We Have Nothing của Madeleine Thien (Canada), All That Man Is của David Szalay (Canada-Anh), His Bloody Project của Graeme Macrae Burnet (Anh) và Hot Milk của Deborah Levy (Anh).

Paul Beatty là người Mỹ đầu tiên giành chiến thắng trong lịch sử 48 năm giải Man Booker và 3 năm sau khi giải mở rộng cho các nhà văn mọi quốc tịch, sáng tác bằng tiếng Anh và tác phẩm được xuất bản ở Anh.

Năm 2014, giải Man Booker trao cho nhà văn Australia Richard Flanagan với tiểu thuyết The Narrow Road to the Deep North.

Năm 2015, nhà văn Marlon James đoạt giải Man Booker với tiểu thuyết A Brief History of Seven Killings.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

Thơ Sơn Trần: Phía Trường Sơn

(GLO)- Bài thơ "Phía Trường Sơn" của Sơn Trần là khúc trầm sâu lắng về nỗi nhớ và sự hy sinh lặng thầm phía hậu phương. Tháng Tư về trên biên cương đầy cỏ xanh và chiều sương phủ trắng, nỗi nhớ hòa quyện cùng đất trời, tạo nên một bản tình ca sâu lắng dành cho cha-người lính năm xưa.

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

Khẳng định sức sống bất tận của văn học nghệ thuật trong đời sống tinh thần Nhân dân

(GLO)- Đó là phát biểu của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Châu Ngọc Tuấn tại hội nghị tổng kết 50 năm nền văn học nghệ thuật tỉnh Gia Lai sau ngày thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025) diễn ra vào sáng 23-4 tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku).

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

Nơi “Ngọn lửa cao nguyên” rực sáng

(GLO)- Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam có nhiều ca khúc không chỉ đơn thuần là tác phẩm nghệ thuật mà còn là biểu tượng của một vùng quê. Nơi ấy, tình yêu và nỗi nhớ không thể phai mờ. “Ngọn lửa cao nguyên” của nhạc sĩ Trần Tiến chính là một trong những ca khúc như thế.

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

“Lặng lẽ trưởng thành” cùng sách

(GLO)- “Dáng vẻ của một người yên lặng đọc sách khá giống với những gì tôi cảm thấy khi nghĩ về một người đang trưởng thành trong lặng lẽ”-đó là cảm nhận của chị Trần Thị Kim Phùng Thủy-Trưởng ban Điều hành dự án “Văn hóa đọc Gia Lai” về giá trị sâu bền mà sách mang lại.

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

Thơ Lenguyen: Mùa qua phố

(GLO)- Bài thơ "Mùa qua phố" của tác giả Lenguyen là một bức tranh dịu dàng, gợi cảm xúc, đưa người đọc bước vào không gian phố núi Pleiku trong thời khắc chuyển mùa. Với giọng điệu lãng mạn và sâu lắng, bài thơ khơi gợi vẻ đẹp bình dị nhưng đầy chất thơ của phố núi...

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.