Đoàn tàu nghìn tỷ "không người lái" Eximbank sẽ trôi về đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Từng là ngân hàng Top đầu, đến nay Eximbank lại được ví như “đoàn tàu nghìn tỷ không người lái" khi cả 2 vị trí quan trọng là Chủ tịch HĐQT thì vướng tranh chấp pháp lý, còn ông Nguyễn Cảnh Vinh được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc từ tháng 5/2019 đến nay. Cuộc chiến quyền lực giữa các cổ đông sẽ đẩy Eximbank về đâu?

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - EIB) vừa thông báo mời họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2020 lần 2 vào ngày 29/7 tới.

Trước đó, sáng 30/6, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên lần 1 của Eximbank không thể tiến hành. Số cổ đông tham dự quá thấp, chỉ với 133 cổ đông, đại diện cho 215.598.236 cổ phần, chiếm tỷ lệ 17,54% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.

Cùng ngày, cuộc họp đại hội cổ đông bất thường vào chiều 30/6, cũng không thể tiến hành với lý do tương tự, khi tỷ lệ tham dự chỉ đạt 51,92%, không đủ điều kiện (trên 65%).

Cuộc họp này được tổ chức theo đề nghị của hai nhóm cổ đông của Eximbank gồm cổ đông chiến lược Sumitomo Mitsui Banking Corporation nắm 15% vốn tại Eximbank và nhóm cổ đông Ngô Thị Thúy (nắm giữ 10,36% cổ phần phổ thông của Eximbank (vào thời điểm tháng 9/2019).


 

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 1 của Eximbank bất thành
ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 lần 1 của Eximbank bất thành


"Đoàn tàu" nghìn tỷ Eximbank thiếu "người lái"

Từng lý giải về nguyên nhân "đỗ vỡ" của ĐHĐCĐ, Eximbank cho biết, nguyên nhân thực sự dẫn đến việc tổ chức các lần Đại hội không thành công là do các cổ đông chưa tìm được tiếng nói chung.

Ban kiểm soát tại Eximbank cũng chỉ ra rằng, hoạt động của HĐQT thiếu nhịp nhàng. Các thành viên còn nhiều ý kiến trái chiều, các cuộc họp thường xuyên kéo dài mà không đưa ra được quyết định cuối cùng.

Lý do trên dẫn tới việc chậm ra quyết định đối với các vấn đề hệ trọng của ngân hàng, điển hình là vấn đề bổ nhiệm tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật.

Như vậy, sau khi ông Lê Văn Quyết hết hạn hợp đồng và không được tái bổ nhiệm thì đến nay vị trí Tổng giám đốc của Eximbank vẫn "án binh bất động" sau 15 tháng.

Hồi 5/2019, ông Nguyễn Cảnh Vinh được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Eximbank. Ông Vinh vẫn giữ chức vụ này cho tới thời điểm hiện tại.

Trong khi đó, nội dung sửa đổi điều lệ theo hướng bổ sung một người đại diện theo pháp luật là Chủ tịch HĐQT cũng không thể thực hiện được.

Cũng phải nhắc lại rằng, bản thân vị trí Chủ tịch HĐQT Eximbank cũng chìm trong tranh cãi pháp lý, khi thay đến 4 đời chỉ trong 2 năm qua, từ ông Lê Minh Quốc đến bà Lương Thị Cẩm Tú, ông Cao Xuân Ninh, cho đến ông Yasuhiro Saitoh. Đây cũng được xem như hệ lụy của "cuộc chiến vương quyền" xảy ra tại Eximbank trong thời gian dài vừa qua.

Trước khi "ngôi vương" vắng chủ, ông Cao Xuân Ninh là người điều hành Eximbank trên cương vị Chủ tịch HĐQT. Tuy nhiên, ngay trước thềm ĐHCĐ thường niên, Eximbank thông báo HĐQT ngân hàng đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT của ông Cao Xuân Ninh.

Cũng theo thông báo, HĐQT Eximbank đã bầu chọn ông Yasuhiro Saitoh, Phó chủ tịch HĐQT, đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT thay ông Cao Xuân Ninh.

Thông tin này chưa kịp "nguội", thì ngay trong ngày 30/6, nhóm cổ đông lớn Sumitomo Mitsui Banking Corporation (SMBC), hiện nắm 15% vốn tại Eximbank đã đưa ra yêu cầu bãi nhiệm ông Yasuhiro Saitoh. Theo SMBC, tổ chức này đã chấm dứt tất cả các mối quan hệ pháp lý với ông Yasuhiro Saitoh kể từ 18/5/2019 nên ông này không đủ tư cách đại diện SMBC tham gia các chức vụ ở Eximbank. Dù vậy, tính đến thời điểm hiện tại, ông Yasuhiro Saitoh vẫn đang là chủ tịch HĐQT của Eximbank.

Trên thực tế, mâu thuẫn nội bộ tại Eximbank đã diễn ra từ nhiều năm trước. Nhưng bất ổn ở Eximbank bắt đầu lan rộng khi ĐHĐCĐ năm 2016 bất thành khiến cho hoạt động của ngân hàng ngày càng khó khăn, với tài sản tụt giảm và lợi nhuận lao dốc.

Những mâu thuẫn này lên tới đỉnh điểm kể từ năm 2019 cho tới nay. Tại thời điểm 22/3/2019, 7 thành viên HĐQT Eximbank họp và bầu ra Chủ tịch HĐQT mới là bà Lương Thị Cẩm Tú thay cho ông Lê Minh Quốc dù ông Quốc chưa hết nhiệm kỳ. Bà Lương Thị Cẩm Tú được biết đến là một gương mặt đại diện của NamABank, từng là Tổng giám đốc NamABank.

Ngay sau đó, ông Minh Quốc đã có đơn kiện và Tòa án TP.HCM đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Tuy nhiên, ông Lê Minh Quốc sau đó có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện và có đơn từ nhiệm khỏi vị trí chủ tịch HĐQT. Sau đó, ông Cao Xuân Ninh và ông Yasuhiro Saitoh cũng lần lượt rời khỏi vị trí này.


 

 Đại hội đồng cổ đông của Eximbank nhiều lần
Đại hội đồng cổ đông của Eximbank nhiều lần "đổ vỡ"


Từng là 1 ngân hàng Top đầu khi lợi nhuận trước thuế đạt tới mốc trên 4.000 tỷ vào năm 2011, nhưng thật khó tin khi hiện nay Eximbank không có Chủ tịch HĐQT đích thực cũng như không có người đại diện theo pháp luật là ai?

Nên nhớ các ĐHĐCĐ không chỉ liên quan đến vấn đề nhân sự, mà còn vạch ra đường hướng, kế hoạch kinh doanh, phát triển. Do không tổ chức ĐHĐCĐ 2 năm liền nên kết quả 2019 cũng như kế hoạch 2020 cũng chưa thể được đại hội thông qua.

Thiếu thuyền trưởng, "con tàu" Eximbank liệu có mất hướng? Và nếu như những mâu thuẫn quyền lực không sớm kết thúc thì khó có thể nói trước được "con tàu" nghìn tỷ này bao giờ mới có thể cập bến trở về thời kỳ hoàng kim?

Xung đột tại Eximbank, cách nào hóa giải?

Eximbank từng là gương mặt thường trực trong "câu lạc bộ nghìn tỷ lợi nhuận" của hệ thống ngân hàng, sau hai năm, Eximbank "rớt đài" tụt xuống 828 tỷ đồng trong năm 2013, rồi xuống 69 tỷ đồng trong năm 2014. Đến năm 2015, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối cuối năm này là âm 817 tỷ đồng.

Năm 2019, dù có kết quả tích cực nhưng lợi nhuận sau thuế của Eximbank vẫn chưa cán đích nghìn tỷ và chỉ bằng 28% so với mức lợi nhuận mà nhà băng này ghi nhận vào thời điểm "đỉnh cao" năm 2011.

Một chuyên gia chứng khoán nhận định, cuộc chiến nội bộ, những toan tính của các nhóm cổ đông lớn tiếp tục tiếp diễn có thể kéo lùi sự phát triển của Eximbank trong năm 2020 này và những năm tiếp theo.

Đối với những xung đột tại Eximbank, vị chuyên gia này đánh giá, xung đột giữa nhà đầu tư ngoại và nội là khá lớn. Đặc biệt là vấn đề quản trị doanh nghiệp.

"Ông chủ nội nhiều khi mục đích điều hành rất là "khác", và thường mang tính "gia đình". Trong khi đó, nhà đầu tư ngoại khi bỏ rất nhiều tiền nhưng không thay đổi được văn hóa doanh nghiệp, không chấp nhận được lỗ hồng từ bài toán quản trị doanh nghiệp.

Cộng thêm việc lợi nhuận mang về từ khoản đầu tư có thể còn quá thấp so với kỳ vọng ban đầu của nhà đầu tư. Vì vậy, nhà đầu tư này sẽ phải ra tay chấn chỉnh lại hoạt động.

Đây là động cơ để nhà đầu tư ngoại muốn nắm được vị trí chủ chốt để có quyền ra quyết định – đó là nhìn theo hướng tích cực. Nếu theo hướng tiêu cực, có thể nhà đầu tư ngoại muốn thâu tóm doanh nghiệp. Từ đó, tạo nên những xung đột lợi ích giữa các bên", chuyên gia chứng khoán nêu quan điểm.

Đồng quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia, bổ sung, những mâu thuẫn như hiện tại của Eximbank sẽ gây thiệt hại cho ngân hàng, cho nhà đầu tư. Chắc chắn HĐQT của Eximbank phải tự ngồi lại với nhau mới có thể giải quyết được vấn đề để tránh thiệt hại cho ngân hàng, nhà đầu tư.

Khi được hỏi về vai trò của NHNN trong trường hợp của Eximbank cần phát huy như thế nào? Ông Lực cho hay, NHNN với vai trò của mình chỉ có thể đưa ra khuyến cáo và cho thời hạn để giải quyết vấn đề chứ không thể tự giải quyết thay được.

"Cũng như vấn đề trong một gia đình, mâu thuẫn gia đình thì người ngoài làm sao mà can thiệp được. Nếu như sau thời gian cho phép của NHNN mà Eximbank vẫn chưa giải quyết được dứt điểm tình trạng trên thì phải đưa ra yêu cầu tái cơ cấu mạnh mẽ HĐQT. Bởi hiện nay, trục trặc của Eximbank vẫn là HĐQT không đoàn kết, thống nhất. Nhiều khi như thế là vì tư lợi chứ không phải vì lợi ích chung của ngân hàng, cổ đông", ông Lực nhấn mạnh.

Còn theo quan điểm của luât sư Trần Minh Hải, Giám đốc Công ty luật Basico, trong trường hợp của Eximbank, hơn lúc nào hết cần đến vai trò quản lý của NHNN. Đây không phải lần đầu dư luận đặt vấn đề này đối với "tổng tư lệnh" ngành ngân hàng.

"NHNN có toàn quyền áp dụng các biện pháp thanh tra, giám sát. Chẳng hạn, NHNN siết chặt quản lý, mạnh tay với các nhóm cổ đông lớn đang tranh chấp. Thậm chí, vì hoạt động quản trị rối ren dẫn tới hoạt động kinh doanh bất ổn, rủi ro thanh khoản, rủi ro đổ vỡ… thì NHNN có quyền đưa ra hình thức xử lý là kiểm soát đặc biệt (nếu cần)", ông Hải đề cập.


https://danviet.vn/doan-tau-nghin-ty-khong-nguoi-lai-eximbank-se-troi-ve-dau-20200717142813214.htm

Theo Huyền Anh (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiến hành khảo sát và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh. Ảnh: M.P

Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree tiên phong lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng

(GLO)- Sau khi khảo sát và làm việc với đơn vị chủ rừng, Công ty cổ phần Tập đoàn Ecotree (TP. Hồ Chí Minh) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị chủ trương thí điểm lập dự án trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và lập đề án tín chỉ carbon rừng trồng trên địa bàn tỉnh.

Công ty TNHH một thành viên Xăng dầu Bắc Tây Nguyên đã áp dụng giải pháp kết nối tự động xuất HĐĐT theo từng lần bán hàng tại các cửa hàng thuộc hệ thống. Ảnh: S.C

Cục Thuế tỉnh Gia Lai hỗ trợ doanh nghiệp kết nối tự động phát hành hóa đơn bán lẻ xăng dầu

(GLO)- Để hoàn thành mục tiêu 100% cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu áp dụng giải pháp kết nối tự động khi phát hành hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng, UBND tỉnh Gia Lai giao các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp với Cục Thuế tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu.

Đón dòng đầu tư mới

Đón dòng đầu tư mới

Trong xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng và diễn biến phức tạp về địa chính trị trên thế giới, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này