ĐLGL đẩy nhanh tiến độ dự án thủy điện tại Lâm Đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với công suất thiết kế 27MW, dự án thủy điện Tân Thượng dự kiến sẽ mang về không dưới 100 tỷ đồng cho ĐLGL mỗi năm.
Được đầu tư xây dựng tại xã Tân Lâm, huyện Di Linh và xã Tân Thanh, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, dự án thủy điện Tân Thượng khởi công từ cuối năm 2016 với tổng mức đầu tư 918 tỷ đồng. Hiện tại, thủy điện Tân Thượng đã hoàn thành 80% các hạng mục phần thô công trình. 
Trong đó, thi công hoàn thiện hạng mục cụm đầu mối, tuyến năng lượng bao gồm đập tràn, kênh dẫn nước, kênh xả, đập dâng…Hạng mục nhà máy, đường dây đấu nối 110KV đang trong quá trình xây dựng phục vụ công việc lắp đặt thiết bị cơ điện và đấu nối điện
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, phục vụ công việc lắp đặt thiết bị cơ điện. Ảnh: Mai Tiên
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy, phục vụ công việc lắp đặt thiết bị cơ điện. Ảnh: Mai Tiên
Ông Lê Công Hải-Trưởng Ban quản lý dự án cho biết: “ Ngoài việc đưa ra các giải pháp tối ưu đốc thúc tiến độ dự án, chúng tôi liên tục kiểm tra, túc trực 24/24 giờ tại công trình, kiểm soát chặt chẽ chất lượng công trình, đảm bảo hoàn thành từng hạng mục theo đúng tiến độ nhưng chất lượng luôn phải đạt chuẩn 100%”. 
Với tiến độ như hiện nay, dự kiến đến quý IV-2019, thủy điện Tân Thượng sẽ chính thức đi vào phát điện, đấu nối vào lưới điện phân phối của Tổng công ty Điện lực miền Nam. Mỗi năm, công trình này cho sản lượng điện không dưới 108 triệu KWh.  
Đây là công trình thứ 3 ĐLGL xây dựng tại khu vực Tây Nguyên. Hiện 2 dự án thủy điện Tà Nung (Lâm Đồng) và thủy điện Đăk Pô Cô (Kon Tum) đã đi vào vận hành và đang phát huy hiệu quả tích cực qua từng năm. 
Mai Tiên 

Có thể bạn quan tâm

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

Cơ hội để doanh nghiệp vươn ra biển lớn

(GLO)- Sau khi hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai và Bình Định thành tỉnh Gia Lai (mới), các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đặt kỳ vọng điều này sẽ mở ra cơ hội phát triển, giúp doanh nghiệp đổi mới hoạt động sản xuất, kinh doanh, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn tiếp Tập đoàn Công nghệ SOS của Úc

(GLO)- Ngày 1-7, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Phạm Anh Tuấn đã có buổi làm việc với ông Greg Soster-Giám đốc Tập đoàn Công nghệ SOS (Úc) và đại diện Hiệp hội Du lịch Úc tại Việt Nam. Buổi làm việc nhằm trao đổi, tìm hiểu tiềm năng hợp tác trong lĩnh vực du lịch, bất động sản và công nghệ xây dựng.

Vườn cây của gia đình chị Nguyễn Thị Huệ -Công nhân Đội 2, Công ty Cà phê Ia Sao 2 trồng năm 1986 vẫn đạt sản lượng 24 tấn quả tươi/ha. Ảnh: Đinh Yến

Những công nhân tiêu biểu trong lao động giỏi, sáng tạo

(GLO)- Bằng lòng đam mê, nhiều công nhân tại các công ty cà phê tỉnh Gia Lai đã không ngừng học hỏi và có những sáng kiến mới áp dụng vào sản xuất. Họ không chỉ nâng cao đời sống gia đình mà còn mang lại nhiều nguồn lợi cho đơn vị, góp phần tô thắm thêm phẩm chất tốt đẹp của giai cấp công nhân.

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Doanh nghiệp kỳ vọng cuộc 'cách mạng hành chính'

Chỉ còn 2 tuần nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp sẽ chính thức vận hành trên cả nước. Một cuộc "cách mạng" tái cấu trúc toàn diện từ không gian địa lý đến bộ máy, con người... đang thổi một làn gió mới đầy hào hứng tới cộng đồng doanh nghiệp.

null