Điều tra vụ người đàn ông bị lừa 20.000 USD vì xin visa đi du lịch Úc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Công an huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đang tiến hành xác minh, điều tra một người đàn ông ở Hà Tĩnh bị lừa 20.000 USD vì xin visa đi du lịch Úc.

Anh Trần Quốc Bảo đang suy sụp vì bị "sập bẫy" lừa đảo đi Úc làm việc - Ảnh Hoàng Phúc
Anh Trần Quốc Bảo đang suy sụp vì bị "sập bẫy" lừa đảo đi Úc làm việc - Ảnh Hoàng Phúc

Thượng tá Phạm Thanh Hoàng - Trưởng Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình - cho biết đơn vị đã tiếp nhận trình báo của anh Trần Quốc Bảo (SN 1988, ở TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh) là nạn nhân trong vụ "sập bẫy" lừa xin visa đi du lịch Úc mà Báo Người Lao Động mới đây phản ánh.

Bước đầu, Công an huyện Bố Trạch đã gửi giấy mời làm việc tới nơi cư trú của Hà Văn Hoàng (SN 1993; quê xã Vĩnh Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương) - đối tượng được cho là thực hiện hành vi lừa đảo đối với anh Trần Quốc Bảo.

Qua xác minh từ nhà bố mẹ của Hoàng nhưng cơ quan chức năng chưa nhận được phản hồi. Liên hệ với các đơn vị công an địa phương thì được biết đối tượng đi khỏi nơi cư trú đã lâu.

Hiện Công an huyện Bố Trạch đang tiếp tục xác minh vụ việc để xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo Thượng tá Phạm Thanh Hoàng, hiện nay các chiêu trò, thủ đoạn lừa đảo đưa người đi nước ngoài du lịch, tìm việc làm ngày càng tinh vi. Bởi vậy, khi có nhu cầu du lịch hay xuất khẩu lao động người dân cần tỉnh táo tìm hiểu kỹ thông tin, nộp hồ sơ tại các địa chỉ có uy tín, được nhà nước cấp phép để tránh nguy cơ sập bẫy, lừa tiền.

Như Báo Người Lao Động mới đây có bài viết phản ánh, anh Trần Quốc Bảo qua mạng xã hội, anh biết Hà Văn Hoàng và tự giới thiệu là đối tác của Công ty TNHH Du Học Định cư TOKUSEI - Chi nhánh Hà Nội, chuyên nhận làm hồ sơ đưa người sang Úc làm việc.

Hoàng báo giá chi phí khi ra được visa đi Úc là 20.000 USD, gồm: chi phí vé máy bay, xuất nhập cảnh, chuyển đổi visa.

Ngày 17-6-2023, tại nhà ông Phan Thanh H. ở xã Hải Phú, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (bố mẹ vợ của Hoàng). Anh Bảo đã đóng tiền cọc 1.000 USD cho Hoàng làm visa du lịch Úc. Để tạo lòng tin, Hoàng nhiều lần gửi cho anh Bảo bản thông báo bằng tiếng Anh với nội dung "Bộ Nội vụ Úc đã cấp visa, thị thực du lịch", rồi hối thúc đóng toàn bộ số tiền còn lại để công ty mua vé máy bay và bảo đảm nhập cảnh thành công.

Ngoài ra, Hoàng còn gửi thêm các nội dung thông tin đặt chỗ vé máy bay từ TP Hà Nội vào TP HCM và chặng bay từ TP HCM sang Sydney (Úc) cho anh Bảo.

Bản cam kết hoàn tiền cho trường hợp anh Trần Quốc Bảo, nhưng kết quả...
Bản cam kết hoàn tiền cho trường hợp anh Trần Quốc Bảo, nhưng kết quả...

Tiếp đó, anh Bảo đóng thêm 2 lần khác cho Hoàng lần lượt là 14.000 USD và tiếp theo là 5.000 USD. Tổng số tiền mà anh Bảo 3 lần đóng cho Hoàng là 20.000 USD (khoảng 480 triệu đồng). Tất cả đều có biên lai nhận tiền, bản cam kết và được Hoàng ký tên xác nhận.

Song, đúng lịch hẹn thì Hoàng thông báo cho anh Bảo không được nhập cảnh sang Úc vì lý do chủ bên Úc từ chối bảo lãnh khách hàng, đồng thời hủy visa của anh Bảo.

Anh Bảo đã liên lạc với Hoàng yêu cầu đối tượng này cùng Công ty TNHH Du Học Định Cư TOKUSEI hoàn trả lại số tiền vì không thực hiện đúng cam kết. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, Hoàng viện nhiều lý do để thoái thác trách nhiệm. Mới đây, Hoàng còn thản nhiên thông báo "công ty vỡ nợ nên không đủ khả năng trả lại tiền".

Cần cảnh giác

Theo anh Trần Quốc Bảo, dù thông báo "công ty đang vỡ nợ", nhưng Hà Văn Hoàng vẫn thường xuyên lên mạng xã hội đăng các bài viết, tuyển người đi xuất khẩu lao động, nhận làm visa qua Úc, Hàn Quốc… để lôi kéo "con mồi". Vì vậy, mọi người hết sức cảnh giác, tránh "sập bẫy" lừa đảo như anh đang phải đối mặt.

Theo HOÀNG PHÚC (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về vũ khí, vật liệu nổ dịp Tết Nguyên đán 2025

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Công văn số 101/UBND-NC về việc tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật về vũ khí (VK), vật liệu nổ (VLN), công cụ hỗ trợ (CCHT) và pháo đảm bảo an ninh trật tự trong Tết Nguyên đán 2025.

Bác sĩ Nguyễn Quang Khôi (Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi tỉnh) thăm hỏi một trường hợp bị thương do tai nạn pháo nổ. Ảnh: N.N

Cảnh báo tai nạn do pháo nổ

(GLO)- Hơn 1 tháng trở lại đây, Bệnh viện Nhi tỉnh Gia Lai tiếp nhận nhiều trường hợp cấp cứu do tai nạn pháo nổ, trong đó có bệnh nhân được đưa đến cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương. Hầu hết các trường hợp bị thương tích là do tự chế pháo và đốt pháo.