Điều nguy hại gì xảy ra nếu bạn uống quá liều vitamin C?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vitamin C là một chất dinh dưỡng thiết yếu, nổi tiếng với vai trò tăng cường hệ miễn dịch. Nó giúp giữ cho cơ thể khỏe mạnh và giúp phát triển và sửa chữa các mô, cần cho quá trình chuyển hóa protein và tổng hợp collagen.
Đối với nam giới trưởng thành, lượng vitamin C được khuyến nghị là 65 - 90 mg, phụ nữ là 65 - 75 mg và ngưỡng tối đa đều là 2.000 mg mỗi ngày - Ảnh minh họa: Shutterstock
Đối với nam giới trưởng thành, lượng vitamin C được khuyến nghị là 65 - 90 mg, phụ nữ là 65 - 75 mg và ngưỡng tối đa đều là 2.000 mg mỗi ngày - Ảnh minh họa: Shutterstock
Tuy nhiên, bạn có biết rằng tiêu thụ quá nhiều vitamin C có thể gây nguy hiểm không?
Liều lượng khuyến nghị vitamin C hằng ngày là bao nhiêu?
Đối với nam giới trưởng thành, lượng vitamin C được khuyến nghị hằng ngày là 65 - 90 mg mỗi ngày và ngưỡng tối đa là 2.000 mg, theo Boldsky.
Đối với phụ nữ, lượng vitamin C được khuyến nghị hằng ngày là 65 - 75 mg mỗi ngày và giới hạn tối đa là 2.000 mg.
Với người hút thuốc, mức vitamin C cơ thể cần nhiều hơn bình thường 35 mg.
Điều gì sẽ xảy ra cho cơ thể nếu uống quá liều vitamin C?
1. Sỏi thận
Các hợp chất oxalate được sản xuất khi chuyển hóa vitamin C, được bài tiết qua nước tiểu. Tuy nhiên, oxalate ở hàm lượng cao, có thể kết hợp với canxi trong máu, gây sỏi thận.
Những người có tiền sử về các vấn đề về thận như sỏi thận không nên bổ sung vitamin C liều cao hoặc ăn quá nhiều trái cây giàu vitamin C, theo Boldsky.
2. Bệnh tim mạch
Vitamin C có đặc tính chống ô xy hóa giúp ngăn ngừa và bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh.
Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng lượng vitamin C bổ sung cao có thể kích hoạt và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, kể cả huyết áp cao. Nguy cơ này cao hơn ở những người đã mắc một số bệnh tiềm ẩn.
3. Nguy cơ tổn thương ADN
Một số nghiên cứu đã chỉ ra vitamin C có xu hướng gây căng thẳng ô xy hóa, đặc biệt với liều lượng cao. Một nghiên cứu cho thấy vitamin C liều cao có thể gây ra thiệt hại ô xy hóa. Từ đó, có thể làm hỏng và biến đổi ADN, có thể dẫn đến các bệnh đe dọa đến tính mạng như ung thư, theo Boldsky.
4. Tiểu ra máu
Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của quá liều vitamin C là tiểu ra máu. Điều này có thể đi kèm với đau dạ dày.
5. Tương tác với thuốc làm loãng máu
Vitamin C gây phản ứng phụ với một số loại thuốc. Vitamin C liều cao có thể vô hiệu hóa chức năng làm loãng máu hoặc của thuốc chống đông máu, cuối cùng sẽ cần tăng liều thuốc để có hiệu quả.
6. Quá liều chất sắt
Vitamin C thúc đẩy việc hấp thu sắt, giúp ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt.
Tuy nhiên, những người đã có hàm lượng sắt cao, có thể phải đối mặt với ngộ độc sắt khi hấp thu nhiều vitamin C giúp tăng cường hấp thu sắt. Ngoài ra, những người mắc bệnh thừa sắt do di truyền có thể bị tổn thương mô, theo Boldsky.
7. Các vấn đề về đường tiêu hóa
Quá nhiều vitamin C có thể gây co thắt dạ dày, buồn nôn và tiêu chảy. Nguyên nhân do khi uống quá liều vitamin, hệ thống tiêu hóa sẽ không hấp thu vitamin C đúng cách. Cần giảm liều hoặc tạm thời ngừng uống.
Một số tác dụng phụ phổ biến khác của quá liều vitamin C là chóng mặt, đau lưng, đau quặn bụng, đau đầu, ợ nóng, đau răng, phát ban, mệt mỏi, đau ở đường tiết niệu.
8. Lưu ý cuối cùng
Tiêu thụ quá nhiều thực phẩm chứa vitamin C hoặc uống bổ sung sẽ không bao giờ làm tăng tốc quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, nhưng chỉ làm hại cơ thể, theo Boldsky.
Theo Thiên Lan (thanhnien/Boldsky)

Có thể bạn quan tâm

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

An Khê: Nỗ lực tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế

(GLO)- Xác định công tác bảo hiểm y tế (BHYT) là nhiệm vụ trọng tâm nhằm đảm bảo an sinh xã hội, các cấp, các ngành thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) đã tăng cường phối hợp triển khai nhiều biện pháp, nâng cao tỷ lệ bao phủ BHYT. Nhờ đó đến nay, toàn thị xã có 91,24% người dân tham gia BHYT, tăng 4,6% so với cùng kỳ năm 2021.
Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

Nguy cơ đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi ở Việt Nam không có lương hưu

(GLO)- Theo tính toán của Tổ chức Lao động quốc (ILO), với tốc độ già hóa như hiện nay, nếu không tăng tốc bao phủ bảo hiểm xã hội (BHXH) thì đến năm 2030, 12 triệu người cao tuổi của Việt Nam đứng trước nguy cơ không có lương hưu. Đây sẽ là gánh nặng lớn đối với hệ thống an sinh xã hội trong tương lai.