Điều chỉnh phạm vi tuyến và tiến trình đầu tư 3 tuyến cao tốc đến Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 3-1, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 12/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, có 3 tuyến cao tốc đến Gia Lai được điều chỉnh phạm vi tuyến và tiến trình đầu tư.

Quyết định số 12/QĐ-TTg đã điều chỉnh một số nội dung trong Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 1-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cụ thể, 2 tuyến cao tốc Ngọc Hồi (Kon Tum)-Pleiku (Gia Lai) và Pleiku (Gia Lai)-Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) sẽ thay đổi tiến trình đầu tư là sau 2030; đoạn tuyến cao tốc Quy Nhơn (Bình Định)-Pleiku (Gia Lai) sẽ thay đổi chiều dài dự kiến là 123 km và thay đổi tiến trình đầu tư trước 2030.

thi-cong-du-an-tang-cuong-ket-noi-giao-thong-khu-vuc-tay-nguyen-doan-qua-huyen-dak-po-anh-ha-duy-9574-2633.jpg
Thi công dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (đoạn qua huyện Đak Pơ). Ảnh: Hà Duy

Trước đó, theo Quyết định số 1454/QĐ-TTg, tuyến cao tốc Ngọc Hồi-Pleiku có chiều dài dự kiến 90 km, quy mô quy hoạch 6 làn xe, tiến trình đầu tư là trước 2030; tuyến cao tốc Pleiku-Buôn Ma Thuột có chiều dài dự kiến 160 km, quy mô quy hoạch 6 làn xe, tiến trình đầu tư trước 2030.

Còn tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku-Lệ Thanh được chia thành 2 đoạn tuyến, gồm: đoạn tuyến Quy Nhơn-Pleiku (điểm đầu là Cảng Nhơn Hội, Bình Định, điểm cuối là TP. Pleiku) có chiều dài dự kiến 180 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau 2030 và đoạn tuyến Pleiku-Lệ Thanh (điểm đầu là TP. Pleiku, điểm cuối là Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, huyện Đức Cơ) có chiều dài dự kiến 50 km, quy mô 4 làn xe, tiến trình đầu tư sau 2030.

Có thể bạn quan tâm

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

Xe chở đá vương vãi gây mất an toàn giao thông trên quốc lộ 19B

(GLO)- Thời gian qua, người dân xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) sinh sống gần khu vực mỏ khai thác của Công ty TNHH Thương mại Tân Vĩnh Phát (xã Ia Nan) liên tục phản ánh về việc các xe ben chở đá từ khu vực mỏ ra quốc lộ 19B không được che đậy kỹ càng khiến đá vương vãi xuống lòng đường. 

Hiện nay, việc thu hút các hộ kinh doanh vào mua bán tại chợ đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: V.T

Hướng đi nào cho chợ dân sinh trong thời đại số

(GLO)- Chợ dân sinh (hay còn gọi là chợ truyền thống) từ lâu là phần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt, gắn kết cộng đồng, lưu giữ nét văn hóa. Thế nhưng, trước làn sóng mạng lưới bán lẻ hiện đại mở rộng, thương mại điện tử bùng nổ, chợ dân sinh đang đối mặt với thách thức lớn.