Bộ Giao thông Vận tải nói gì về đề xuất làm cao tốc Quy Nhơn-Pleiku bằng vốn đầu tư công?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku có chiều dài 180km, quy mô 4 làn xe nếu được đầu tư sẽ góp phần thúc đẩy giao thông khu vực Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

Phối cảnh một dự án đường cao tốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Phối cảnh một dự án đường cao tốc. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải cho biết theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku có chiều dài 180km; điểm đầu tại cảng Nhơn Hội, (tỉnh Bình Định), điểm cuối tại thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai), quy mô 4 làn xe.

Tại các thông báo số 173/TB-VPCP ngày 15/6/2022 và số 59/TB-VPCP ngày 28/2/2023 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định, Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku theo phương thức PPP.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Gia Lai đã phối hợp với tỉnh Bình Định nghiên cứu và có văn bản số 1191/LT-GL-BĐ ngày 19/5/2024 báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án đầu tư dự án; trong đó kiến nghị đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công, quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, tổng mức đầu tư khoảng 37.653 tỷ đồng.

Tại văn bản số 3995/VPCP-CN ngày 10/6/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét đề nghị của ủy ban nhân dân các tỉnh Gia Lai và Bình Định, đề xuất hình thức đầu tư dự án phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ trì họp với hai địa phương để rà soát phương án đầu tư dự án theo đề xuất tại văn bản số 1191/LT-GL-BĐ ngày 19/5/2024 nêu trên. Ngoài ra, bộ đã tổ chức đoàn công tác đi thị sát hiện trường và làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định về vị trí điểm đầu tuyến cao tốc Quy Nhơn-Pleiku.

Hiện nay, Bộ Giao thông Vận tải đang phối hợp với hai địa phương rà soát dự án, lấy ý kiến thống nhất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2024 về phương án đầu tư.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.