Diễn biến mới nhất vụ pha chế, buôn bán 200 triệu lít xăng giả

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

 Liên quan vụ pha chế, buôn bán 200 triệu lít xăng giả, TAND tỉnh Đồng Nai vừa thông báo thời gian và lịch xét xử sơ thẩm vụ án.

Ngày 3-9, TAND tỉnh Đồng Nai thông tin về vụ án Đào Ngọc Viễn và 73 bị cáo khác bị VKSND tỉnh truy tố về tội "Buôn lậu", "Nhận hối lộ".

 

Phan Thanh Hữu (trái) và Nguyễn Hữu Tứ là
Phan Thanh Hữu (trái) và Nguyễn Hữu Tứ là "ông trùm" trong đường dây.


Theo đó, TAND Đồng Nai sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm vụ án trên tại Hội trường Trung tâm Hội nghị và Tổ chức sự kiện tỉnh vào lúc 8 giờ ngày 25-10-2022. Phiên tòa dự kiến kéo dài từ 45-60 ngày.

Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm 2 thẩm phán và 3 Hội thẩm nhân dân. Có 74 bị cáo hầu tòa; 53 cá nhân, tổ chức là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan; 81 luật sư; 43 người làm chứng.

Theo cáo trạng, cuối năm 2019, Phan Thanh Hữu bàn bạc với Đào Ngọc Viễn về việc hùn vốn để buôn lậu xăng dầu. Để thực hiện, Hữu, Viễn cùng Phạm Hùng Cường (ngụ Hải Phòng), Phùng Danh Thoại (hàm Đại tá, Trưởng phòng xăng dầu Cục hậu cần Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Trọng (chưa rõ lai lịch) góp tổng số vốn là 53,4 tỷ đồng để mua xăng lậu từ Singapore đưa về Việt Nam tiêu thụ và chia nhau lợi nhuận.

Cụ thể, Hữu hưởng 40% lợi nhuận còn Viễn, Cường, Thoại được hưởng 60% lợi nhuận.

Nhờ Viễn giới thiệu, Hữu liên hệ với chủ hàng ở Singapore thỏa thuận về giá và cách thức nhận hàng. Sau đó, Viễn điều 2 tàu biển chuyên dụng có tổng trọng tải 8.000 tấn đậu tại vùng biển tự do đợi lệnh. Khi có thông báo, các tàu này sẽ vào cảng Vopak của Singapore liên lạc với đại lý để nhận hàng. Khi các tàu nhận hàng xong về đến vùng biển Việt Nam, Hữu chỉ đạo nhân viên đưa 3 tàu Nhật Minh ra nhận xăng chở về khu vực sông Hậu thuộc địa phận tỉnh Vĩnh Long. Do xăng nhập lậu màu trắng, Hữu mua bột màu và dung môi cho nhân viên đưa lên tàu pha chế thành màu vàng nhạt (giống xăng trong nước).

Tiếp đó, xăng sẽ được giao hàng cho đồng phạm trong đó có Nguyễn Hữu Tứ. Từ tháng 3-2020 đến tháng 2-2021, Hữu cùng các bị can đã vận chuyển 48 chuyến, tổng cộng hơn 200 triệu lít xăng lậu, trị giá gần 2.800 tỉ đồng. Trong đó, đã tiêu thụ hơn 196 triệu lít, thu lợi hàng trăm tỉ đồng, riêng Hữu hưởng lợi hơn 105 tỉ đồng.

Để đối phó với các cơ quan chức năng khi bị kiểm tra, Hữu đã sử dụng pháp nhân Công ty TNHH Hải Minh Nhật lập hợp đồng khống nhận vận chuyển xăng cho Công ty Phan Lê Hoàng Anh do Hữu làm giám đốc. Hữu còn thỏa thuận với Nguyễn Hữu Tứ, Lê Thanh Trung (Giám đốc Công ty Tây Nam) sử dụng chứng từ nhập khẩu xăng của Công ty Tây Nam xuất hóa đơn GTGT.

 

 Lực lượng chức năng niêm phong, lấy mẫu tại một cây xăng liên quan vụ án
Lực lượng chức năng niêm phong, lấy mẫu tại một cây xăng liên quan vụ án.


Cũng theo cáo trạng, bị can Ngô Văn Thụy (thời điểm bấy giờ là đội trưởng Đội 3 Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan) được giao nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu trên địa bàn các tỉnh từ Bình Thuận vào Nam.

Quá trình kiểm soát, Thụy phát hiện có các tàu Nhật Minh vận chuyển xăng nhập lậu từ nước ngoài về Việt Nam nên tổ chức bắt giữ. Lúc này, Tứ đã báo cho Hữu biết. Hữu yêu cầu Tứ tìm mọi cách tiếp cận, gặp gỡ Ngô Văn Thụy để nhờ "giúp đỡ".


 

Ngô Văn Thụy thời điểm còn đang giữ chức đội trưởng Đội 3 (Ảnh Tổng cục Hải quan)
Ngô Văn Thụy thời điểm còn đang giữ chức đội trưởng Đội 3 (Ảnh Tổng cục Hải quan)



Ngô Văn Thụy đã nhận hàng trăm triệu đồng của nhóm buôn lậu để không tiếp tục kế hoạch bắt giữ...

Theo NGUYỄN TUẤN (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm