Điểm tựa của làng Leng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Không chỉ là nghệ nhân tâm huyết trong việc truyền dạy cồng chiêng, múa xoang, già làng Đinh Chram (SN 1961, làng Leng, xã Tơ Tung, huyện Kbang) còn là “cầu nối” đưa chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân.

Năm 2004, ông Chram bán 2 con bò để mua 1 bộ cồng chiêng (16 cái). Có cồng chiêng, ông tích cực truyền dạy cho thanh thiếu nhi và phụ nữ trong làng. “Từ năm 2004 đến nay, mình đã truyền dạy cồng chiêng cho hơn 80 người. Được mình dìu dắt, nhiều người đã biết đánh chiêng giỏi”-ông Chram bộc bạch.

Ông Đinh Chram dạy các em thiếu nhi làng Leng đánh cồng chiêng. Ảnh: R.H

Ông Đinh Chram dạy các em thiếu nhi làng Leng đánh cồng chiêng. Ảnh: R.H

Em Đinh Luân (SN 2008) cho hay: “Nhờ sự chỉ bảo tận tình của ông Chram, em đã thành thạo trình diễn bài lễ hội đâm trâu, mừng lúa mới. Hiện em là thành viên đội chiêng thanh thiếu nhi của làng. Em rất tự hào vì điều này”. Còn em Đinh Văn Thượng (SN 2011) thì bày tỏ: “Lúc đầu, em thấy học đánh cồng chiêng rất khó. Sau khi được ông Chram hướng dẫn, em đã biết sử dụng cồng chiêng để đánh các bài cơ bản. Lớn lên, em sẽ truyền dạy lại cho các em nhỏ trong làng để gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình”.

Theo Trưởng thôn Đinh Thị Khop: Làng Leng hiện có 21 bộ cồng chiêng. Mỗi khi rảnh rỗi, ông Chram đều dành thời gian chỉ dạy cồng chiêng cho thanh-thiếu niên tại nhà rông và nhà riêng của mình. Nhờ vậy, làng Leng có nhiều người biết đánh cồng chiêng, múa xoang. Ông Chram còn là người chủ trì các nghi lễ đâm trâu, lễ đóng cửa kho thóc, cúng sức khỏe; đồng thời là nghệ nhân đan lát, tạc tượng nổi tiếng tại địa phương.

“Làng có đội chiêng nam, đội chiêng thanh thiếu nhi và Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ. Riêng Câu lạc bộ Cồng chiêng nữ được thành lập từ năm 2014. Hiện tại, Câu lạc bộ đang thực hiện đề án “Chương trình hoạt động văn hóa-văn nghệ phục vụ vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn tỉnh. Đây cũng là câu lạc bộ điển hình kiểu mẫu để các thôn, làng trong toàn tỉnh học tập, làm theo”-bà Khop cho biết thêm.

Không chỉ góp sức bảo tồn, phát huy bản sắc dân tộc, ông Chram còn thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chấp hành trật tự an toàn giao thông. Theo ông Chram: Trước đây, tình trạng thanh-thiếu niên đi xe máy vi phạm trật tự an toàn giao thông xảy ra rất phổ biến, với các lỗi: không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định; phóng nhanh vượt ẩu, vi phạm nồng độ cồn... Để xảy ra tình trạng này, một phần do sự quản lý, giáo dục của các gia đình thiếu chặt chẽ. Nhằm giúp người dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, tại cuộc họp làng, ông thẳng thắn chỉ ra hành vi vi phạm; đồng thời, đến tận nhà gặp gỡ những gia đình có con em hư hỏng để tuyên truyền, nhắc nhở.

“Mình thường xuyên nhắc nhở bà con khi điều khiển phương tiện giao thông phải đội mũ bảo hiểm, chạy đúng tốc độ và không uống rượu, bia khi tham gia giao thông nhằm bảo vệ tính mạng của mình và tất cả mọi người. Đến nay, tình trạng vi phạm Luật Giao thông đường bộ trong làng giảm đáng kể”-ông Chram nói.

Trao đổi với P.V, ông Hoàng Văn Luân-Phó Chủ tịch UBND xã Tơ Tung-thông tin: “Ông Đinh Chram là nghệ nhân tâm huyết với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Ông còn tuyên truyền, vận động người dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; xây dựng nếp sống văn hóa; đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Năm 2020, ông được Chủ tịch UBND huyện Kbang tặng giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa năm 2020; năm 2022 được Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở khu dân cư giai đoạn 2020-2022”.

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.