Điểm nóng xung đột ngày 8-11: Đằng sau việc Nga chỉnh sửa tên lửa sử dụng ở Ukraine

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nga triển khai tên lửa Kh-59 sửa đổi ở Ukraine để “giải quyết tình trạng thiếu linh kiện nghiêm trọng”.

Theo trang tin quốc phòng Army Recognition hôm 6-11, đối mặt với tình trạng thiếu hụt ngày càng tăng, Nga đã lựa chọn sửa đổi tên lửa dẫn đường Kh-59 để sử dụng ở Ukraine.

Hình ảnh được kênh Telegram @Colonel GSh chia sẻ cho thấy Nga đã triển khai tên lửa Kh-59MK, trong đó đầu dẫn radar chủ động ARGSN U559 được thay thế bằng cấu trúc mô phỏng trọng lượng và kích thước của nó. Sự điều chỉnh này duy trì trọng tâm của tên lửa mà không làm ảnh hưởng đến độ ổn định khí động học.

Kh-59MK là tên lửa không đối đất tầm xa được phát triển từ Kh-59M. Nó có đầu dẫn radar chủ động được thiết kế để tấn công các mục tiêu trên mặt nước, chẳng hạn như tàu thuyền và tàu tuần dương.

Kh-59MK thường trang bị trên các máy bay như Su-30MK, Su-32, Su-35, Su-24M và MiG-35. Tầm bắn của tên lửa được mở rộng từ 115 km đến 285 km bằng cách thay thế bộ tăng áp.

Một bộ phận phóng to được cho là của tên lửa Kh-59MK. Ảnh: @Colonel GSh
Một bộ phận phóng to được cho là của tên lửa Kh-59MK. Ảnh: @Colonel GSh

Kh-59MK đạt tốc độ từ 900-1.050 km/giờ, bay ở độ cao 10-15 m trên mặt nước và hạ độ cao xuống 4-7 m trong giai đoạn cuối.

Với đầu đạn nặng 320 kg, trọng lượng phóng 930 kg, kích thước dài 5,7 m, sải cánh 1,3 m và đường kính thân 0,38 m, Kh-59MK có xác suất bắn trúng mục tiêu cao, dao động từ 0,9-0,96 đối với tàu khu trục và tàu tuần dương, và từ 0,7-0,93 đối với tàu thuyền.

Đầu dẫn radar chủ động ARGSN là bộ phận phức tạp và đắt tiền nhất của tên lửa Kh-59. Việc thay thế nó bằng mô hình kim loại đơn giản có thể cho thấy sự thiếu hụt bộ phận này, hạn chế khả năng sản xuất tên lửa được trang bị đầy đủ của Nga. Kết quả là những tên lửa này chỉ dựa vào vệ tinh và dẫn đường quán tính, thiếu độ chính xác bổ sung của radar.

Mặc dù cách tiếp cận này mang lại hiệu quả kinh tế nhưng nó làm tăng khả năng tên lửa bị nhiễu điện tử, đặc biệt là ở giai đoạn bay cuối. Qua đó, các hệ thống tác chiến điện tử của Ukraine có thể cản trở đường đi của chúng.

Bên cạnh việc thiếu đầu dẫn radar chủ động, tên lửa Kh-59 sửa đổi cũng không có mô-đun liên lạc vệ tinh "Comet". Đây là tính năng giúp chống nhiễu có mặt trên máy bay không người lái Shahed-136 và tên lửa Iskander.

Vì vậy, Kh-59 sửa đổi càng bị giảm hiệu quả trong môi trường nơi tác chiến điện tử được triển khai rộng rãi.

Hơn nữa, tên lửa Kh-59 tiếp tục sử dụng động cơ P95-300 do công ty Motor Sich của Ukraine sản xuất. Nga dùng những động cơ này từ kho dự trữ từ thời Liên Xô hoặc bằng cách tháo dỡ các tên lửa Kh-55(SM) hiện có.

Sự phụ thuộc vào công nghệ đẩy từ thời Liên Xô khiến việc cung cấp và bảo trì loại tên lửa này trở nên khó khăn trong bối cảnh cuộc xung đột đang diễn ra.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022, Nga thường xuyên sử dụng tên lửa Kh-59 để nhắm vào cơ sở hạ tầng của Ukraine. Những tên lửa dẫn đường không đối đất này được phóng chủ yếu từ máy bay Su-30 và Su-34. Tuy nhiên, hiệu quả của chúng bị hạn chế bởi khả năng phòng không của Ukraine.

Thống kê chỉ ra rằng lực lượng phòng không Ukraine đã đánh chặn khoảng 22% tên lửa dẫn đường Kh-59, Kh-35 và Kh-31 do Nga phóng. Tỉ lệ tương đối thấp này có thể là do tên lửa thường bắn vào các mục tiêu gần tiền tuyến, nơi việc triển khai hệ thống phòng không gặp nhiều thách thức hơn.

Theo Phạm Nghĩa (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

Quyết định mới của NATO không khiến Nga bận tâm

(GLO)- Tại Hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra mới đây tại Hà Lan, tổng thống Mỹ D. Trump gần như hài lòng việc 32 thành viên tổ chức quân sự lớn nhất thế giới nhất trí tăng chi tiêu quốc phòng. Điều này ảnh hưởng gì đến Nga, cường quốc có mối liên quan chặt chẽ đến địa chính chị châu Âu?

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

null