Dịch COVID-19 sáng 18-4: Thế giới hơn 154.000 người chết, Việt Nam 2 ngày liền không ca bệnh mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đến 6h sáng 18-4, toàn cầu đã ghi nhận hơn 154.000 người chết vì COVID-19. Ở Việt Nam, lần đầu tiên sau hơn 40 ngày, hai ngày liền không có thêm bệnh nhân COVID-19.


 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Lần đầu Việt Nam không có ca bệnh mới trong 2 ngày

Sáng nay 18-4, Bộ Y tế thông báo không ghi nhận thêm bệnh nhân mới. Đây là lần đầu tiên trong hơn 40 ngày qua, tính từ 6-3, cả nước không có thêm bệnh nhân COVID-19 sau 48 giờ.

Tổng số bệnh nhân đến nay dừng ở 268, trong đó có 198 đã khỏi bệnh, số đang điều trị còn 70 người. Trong đó, có 17 người đã có 1-2 lần xét nghiệm âm tính, số có xét nghiệm dương tính chỉ còn 53 người, chiếm 20%.

Tính đến sáng 18-4, tổng cộng có 69.045 người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly), trong đó 324 người cách ly tập trung tại bệnh viện, 11.549 người cách ly tập trung tại cơ sở khác; 57.172 người cách ly tại nhà, nơi lưu trú.


 

Nguồn: Bộ Y tế
Nguồn: Bộ Y tế



Trên thế giới, tới 7h sáng nay 18-4 số người chết vì COVID-19 đã vượt qua mốc 154.000. Số ca nhiễm cũng lên tới hơn 2,2 triệu.

Trong số hơn 154.000 người chết vì COVID-19 tới nay, nước Mỹ đứng đầu với hơn 37.000 ca, Ý hơn 22.000 ca và Tây Ban Nha hơn 20.000.

Theo hãng tin AFP, số người chết vì virus corona đã tăng ở Mỹ và các nước bị ảnh hưởng nặng nhất tại Tây Âu. Tuy nhiên những dữ liệu mới ghi nhận số ca nhiễm cũng như tử vong gia tăng ở châu Phi cho thấy đại dịch COVID-19 đang không chừa châu lục nào trong quá trình càn quét của nó.

Hơn một nửa nhân loại (khoảng 4,5 tỉ người) đang phải tự cách ly phòng dịch ở nhà, nhưng cũng đã có những bằng chứng cho thấy hiệu quả thành công của giãn cách xã hội trong việc làm chậm lại tốc độ lây lan của đại dịch COVID-19.


 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH



Ông Trump cáo buộc Trung Quốc giấu số người chết, WHO bảo vệ Bắc Kinh

Trong ngày 17-4 Trung Quốc thông báo điều chỉnh số người chết vì COVID-19 tại thành phố Vũ Hán, tăng thêm 1.290 người (tương đương 50%), lên 3.869 người chết tại đây. Theo đó tổng số người chết vì COVID-19 của Trung Quốc đại lục là 4.636 người.

Ngay cả khi Trung Quốc đã công bố điều chỉnh, tăng thêm số người chết, Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn cáo buộc những số liệu của Bắc Kinh là không đúng.

"Nó cao hơn nhiều so với trước đó và cao hơn nhiều của Mỹ, cao hơn rất nhiều!", ông Trump tweet nhưng không đưa ra chứng cứ.

Không chỉ ông Trump, các nhà lãnh đạo của Pháp và Anh cũng đã chất vấn về việc kiểm soát dịch bệnh của Trung Quốc. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thậm chí đã nói sẽ thật "ngây thơ" khi tin rằng Bắc Kinh đã xử lý tốt đại dịch.

Trong cuộc họp báo thường nhật 17-4 Bắc Kinh đã một lần nữa khẳng định không có chuyện che giấu thông tin về dịch bệnh ở Trung Quốc. "Không có bất cứ sự che giấu nào và chúng tôi sẽ không bao giờ cho phép điều đó", người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc nói.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 17-4 nói nhiều quốc gia rồi cũng sẽ làm giống Trung Quốc trong việc chỉnh sửa tổng số người chết sau khi bước vào giai đoạn kiểm soát được dịch bệnh.

WHO cho rằng thành phố Vũ Hán bị quá tải trong dịch bệnh nên chính quyền đã không thể đảm bảo ghi nhận chính xác mọi ca nhiễm cũng như tử vong vì COVID-19.

Phát biểu trong cuộc họp báo qua mạng ngày 17-4, bà Maria van Kerkhove, phụ trách kỹ thuật trong đại dịch COVID-19 của WHO nói: "Tôi đoán là nhiều nước sẽ ở tình huống tương tự, họ sẽ phải quay lại và xem xét các hồ sơ lưu để xem liệu chúng ta đã ghi nhận tất cả chưa?".

Theo bà Maria van Kerkhove, chính quyền Vũ Hán đã xem xét lại cơ sở dữ liệu của họ và kiểm tra chéo những thông tin chưa nhất quán.


 

Các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) đang đẩy xe đưa một người bệnh ra khỏi nhà dưỡng lão ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ ngày 17-4-2020 - Ảnh: REUTERS
Các kỹ thuật viên y tế khẩn cấp (EMT) đang đẩy xe đưa một người bệnh ra khỏi nhà dưỡng lão ở quận Brooklyn, thành phố New York, Mỹ ngày 17-4-2020 - Ảnh: REUTERS



Châu Phi đã có hơn 1.000 người chết

Theo hãng tin AFP, kể từ khi dịch bệnh bùng phát, tới 3h sáng nay (18-4) giờ Việt Nam, châu Phi đã có hơn 1.000 người chết vì COVID-19. Algeria là nước có số người chết cao nhất với 364 trường hợp. Sau đó là Ai Cập (205), Morocco (135) và Nam Phi (50).

Các nước châu Phi cũng đã ghi nhận tổng cộng 19.334 ca nhiễm kể từ khi dịch bùng phát. Cho tới nay châu Phi cũng là quốc gia bị ảnh hưởng nhẹ hơn so với các khu vực khác trên thế giới, ít nhất là căn cứ trên các số liệu thống kê chính thức.

Tuy nhiên số xét nghiệm được thực hiện còn rất hạn chế ở nhiều nước là điều khiến giới quan sát lo ngại các số liệu chưa phản ánh đúng bức tranh thực tiễn về dịch bệnh tại châu Phi.

Dù vậy, theo hãng tin Reuters, phát biểu trong cuộc họp báo ngày 17-4 tại Geneva, ông Mike Ryan, người phụ trách chương trình khẩn cấp của WHO, châu Phi vẫn có thể ngăn chặn và kiểm soát đại dịch.

Anh có thêm 847 người chết trong 24 giờ

Theo hãng tin AFP, ngày 17-4 Anh ghi nhận thêm 847 người chết vì COVID-19, mặc dù chỉ tăng nhẹ so với ngày trước đó nhưng vẫn là một trong những tỉ lệ chết vì dịch bệnh kinh hoàng nhất thế giới.

Mức tăng này đưa tổng số người chết vì COVID-19 trong các bệnh viện ở Anh lên 14.576. Như vậy Anh chỉ đứng sau 4 nước là Mỹ, Ý, Tây Ban Nha và Pháp về số người chết.

Trong diễn biến liên quan, chính quyền Anh thông báo đã thành lập lực lượng chuyên trách đảm nhiệm các nỗ lực phát triển và sản xuất hàng loạt một vắcxin ngừa corona.

Có 21 dự án nghiên cứu mới tập trung cho virus corona đã nhận được nguồn tài trợ chính phủ từ nguồn quỹ 14 triệu bảng Anh (18 triệu USD) để phát triển nhanh nhất có thể các loại thuốc điều trị và vắcxin.

Ngày 17-4, các nhà nghiên cứu tại ĐH Oxford cho biết các tình nguyện viên của họ có thể được thử liều vắcxin tiềm năng đầu tiên trong thử nghiệm tuần tới.

Pháp: 761 người chết trong 1 ngày

Ngày 17-4, theo hãng tin AFP nước Pháp ghi nhận thêm 761 người chết vì COVID-19 tại các bệnh viện (418 người) và nhà dưỡng lão (343 người) trong vòng 24 giờ. Như vậy, Pháp đã có 18.681 người chết vì COVID-19.

Thông tin tích cực là tổng số ca bệnh đã giảm. Tổng số người bệnh tại bệnh viện đã giảm trong ngày thứ 3 liên tiếp, ít hơn 115 người bệnh. Số người bệnh phải điều trị trong phòng hồi sức tích cực cũng đã giảm trong ngày thứ 9 liên tiếp, ít hơn 221 người bệnh.

Mexico thêm 578 ca nhiễm và 60 người chết

Theo hãng tin Reuters, nhà chức trách Mexico ngày 17-4 thông báo nước này đã ghi nhận 578 ca bệnh mới và 60 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca bệnh là 6.875 và tổng số người chết là 546. Thứ trưởng Y tế Hugo Lopez-Gatell ngày 16-4 đã nói nước ông có thể có gần 56.000 người đã nhiễm bệnh. Ông căn cứ vào thực tế nhiều người nhiễm bệnh mà không có biểu biện triệu chứng hoặc chưa được xét nghiệm, chẩn đoán.


 

Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Đồ họa: NGỌC THÀNH

Theo LAN ANH - KIM THOA (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Nha Khoa Quốc Tế Việt Pháp: Nơi Đem Lại Nụ Cười Rạng Rỡ, Địa Chỉ Nha Khoa Uy Tín Cho Mọi Gia Đình

Nha khoa Quốc tế Việt Pháp: Nơi đem lại nụ cười rạng rỡ, địa chỉ Nha khoa uy tín cho mọi gia đình

(GLO)-Với tôn chỉ mang đến nụ cười tự tin và sức khỏe răng miệng bền vững cho khách hàng, Nha khoa Quốc tế Việt Pháp (133 Nguyễn Tất Thành, phường Phù Đổng, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) không ngừng nỗ lực cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại.

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai thu hút nguồn nhân lực trình độ cao

(GLO) - Sau 1 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã trở thành địa chỉ khám-chữa bệnh tin cậy trong khu vực. Trong định hướng phát triển, đơn vị tiếp tục có chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tốt hơn.