Địa lan, hoa đào Đà Lạt hút hàng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chỉ còn chưa đầy 1 tuần nữa là đến Tết Kỷ Hợi 2019, những ngày này, các nhà vườn trồng hoa trên địa bàn TP Đà Lạt và những huyện lân cận ở tỉnh Lâm Đồng tất bật hơn bao giờ hết.

Sản lượng địa lan Đà Lạt dịp Tết này hạn chế hơn các năm trước
Sản lượng địa lan Đà Lạt dịp Tết này hạn chế hơn các năm trước

Trên những con đường như Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú, Quang Trung, quanh hồ Xuân Hương, Quảng trường Lâm Viên... đã tấp nập không khí mua bán. Nhiều người rất quan tâm đến địa lan và hoa đào Nhật Tân giống từ Hà Nội đưa vào thuần dưỡng tại Lâm Đồng để làm quà biếu hoặc trang trí trong nhà.

Qua tìm hiểu của phóng viên, do thời tiết năm nay biến đổi bất thường, các loại hoa đặc trưng của TP Đà Lạt nở sớm nên phần lớn loại nở đúng Tết thường có giá cao hơn 20% so với năm ngoái. Cụ thể, đối với hoa đào Nhật Tân, giá cho thuê mỗi chậu từ 1 - 3 triệu đồng., giá bán phổ biến từ 5 - 10 triệu đồng. Đây là giống hoa đào Nhật Tân ghép và thực sinh (gieo hạt) sản xuất chuyên canh trên diện tích 6.000 m2 dưới chân núi Voi, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng từ 5 năm nay. Với địa lan, giá dao động 300.000 - 800.000 đồng/cành. Trung bình mỗi chậu địa lan có 3 - 7 cành với giá bán từ hơn 1 triệu đến 10 triệu đồng.

Hiện cả 2 loại hoa này đang bán rất chạy nhờ màu sắc đẹp, dáng thế đa dạng, sang trọng, phù hợp trang trí trong công sở hoặc nhà có phòng khách rộng. Tuy nhiên, lượng hàng ra thị trường lại không được dồi dào như mọi năm.

Chị Huỳnh Thị Mỹ, chủ cơ sở địa lan Hào Mỹ (đường Trần Hưng Đạo), cho biết năm nay, vườn lan của chị chỉ đưa ra thị trường khoảng 5.000 cành các loại. Dù mới đưa ra trưng bày nhưng đã có nhiều khách hàng đến đặt mua gần hết. Các chủ cơ sở địa lan và đào Nhật Tân dự báo trong vài ngày tới, giá 2 loại hoa này có thể còn tăng cao khi nhu cầu mua sắm tăng, còn lượng hàng dự trữ ngày càng giảm.

Đ.Thi (NLĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null