Đi rẫy, vợ chồng xứ Nghệ vớ được cổ vật bán ngay 400 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Trong lúc đi rẫy, hai vợ chồng nghèo ở Nghệ An may mắn đào được bình cổ trị giá 400 triệu đồng.
Chủ tịch UBND xã Tiền Phong, huyện Quế Phong ông Võ Khánh Toàn hôm nay cho biết, một người dân vừa đào được chiếc bình cổ, bán được 400 triệu đồng ở địa bàn xã.
Trước đó, ngày 28/11, trong lúc đi rẫy, vợ chồng ông Ngân Văn Xuân (SN 1961, trú tại bản Bon) may mắn tìm thấy một chiếc bình gốm lộ thiên ở cùng bản.

Ông Xuân đào chiếc bình lên rồi đem về nhà chùi rửa, rất nhiều ngườ dân tò mò kéo đến xem, chụp ảnh, quay clip tung lên mạng xã hội Facebook.

Bình gốm được xem là cổ vật đào được ở huyện miền núi Nghệ An
Bình gốm được xem là cổ vật đào được ở huyện miền núi Nghệ An
Bình gốm lạ có nhiều hoa văn bắt mắt, nhiều người đến xem đánh giá đây là cổ vật đồ gốm có giá trị.
Có người đã bỏ ra 400 triệu đồng để sở hữu chiếc bình gốm
Có người đã bỏ ra 400 triệu đồng để sở hữu chiếc bình gốm
Biết tin, nhiều người đã đến hỏi mua và xin đặt cọc tiền. Một người đàn ông ở thị xã Thái Hòa (Nghệ An) trả giá 400 triệu đồng được ông Xuân đồng ý bán.
Được biết gia đình ông Xuân thuộc diện hộ nghèo đang sống trong 1 căn nhà cấp bốn tạm bợ.
 Quốc Huy – Phạm Tâm (VIE)

Có thể bạn quan tâm

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

Kông Chro nâng cao hiệu quả kiểm kê di sản văn hóa

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng triển khai công tác kiểm kê di sản văn hóa (DSVH) phi vật thể trên địa bàn. Đây chính là tiền đề để huyện tiếp tục làm tốt công tác quản lý cũng như phát huy giá trị di sản nhằm thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương phát triển.
Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

Những người “giữ lửa” dân ca Jrai

(GLO)- Với người Jrai, hát dân ca là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt. Vì vậy, những người biết hát dân ca luôn quan tâm tới việc bảo tồn, lưu giữ và khơi gợi niềm đam mê cho thế hệ trẻ để góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.
Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.