48 năm thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2023)

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 4: Đứng thẳng giữa đời thường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau gần 40 năm phục vụ trong quân đội, đại tá Nguyễn Trung Cang trở về đời thường và mướt mải đánh vật, nuôi con ăn học.

Mỗi năm về 1 lần

Giữa năm 1959, trong đợt huấn luyện vượt sông Đáy, hạ sĩ Nguyễn Trung Cang quen cô dân quân Đặng Thị Thu Cúc (khi ấy 18 tuổi) ở xã Chi Lăng, H.Chương Mỹ, Hà Tây (nay là xã Lam Điền, H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội).

Biết ông Cang là bộ đội miền Nam tập kết, xa quê hương, người thân, nên gia đình bà Cúc xúm vào vun vén. Ngày 3.2.1962, lễ cưới của ông bà được tổ chức, khi ông Cang đang học năm thứ 2, Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam và mãi 7 năm sau, họ mới có con gái đầu.

Cuối năm 1976, khi đã tìm lại gia đình ở Bến Tre và chắc chắn mình đóng quân ở Cam Ranh, liên tục phải công tác ngoài quần đảo Trường Sa, thượng úy Nguyễn Trung Cang quyết đưa vợ là cô giáo Đặng Thị Thu Cúc và 4 cô con gái vào miền Nam sinh sống. Lúc ấy, con gái đầu Nguyễn Thị Thu Hà mới 7 tuổi, Nguyễn Thị Thu Hằng 5 tuổi, Nguyễn Thị Thu Hiền 4 tuổi và Nguyễn Thị Thu Hòa mới hơn 1 tuổi.

Đại tá Nguyễn Trung Cang nâng niu mô hình mốc chủ quyền Trường Sa, tháng 4.2023. Ảnh: Mai Thanh Hải
Đại tá Nguyễn Trung Cang nâng niu mô hình mốc chủ quyền Trường Sa, tháng 4.2023. Ảnh: Mai Thanh Hải

Kế hoạch ban đầu là ở Bến Tre, nhưng sau 3 tháng tạm định cư, gia đình đành dắt díu nhau lên TP.HCM ở nhờ trong căn nhà tạm của người bạn ông Cang, ở khu chợ Sở Rác (ngã tư Trần Đình Xu - Nguyễn Cư Trinh, Q.1, TP.HCM hiện nay).

Gần 2 năm sau, cô giáo Cúc mới được nhận vào dạy học tại Trường Huỳnh Khương Ninh (nay là Trường THCS Huỳnh Khương Ninh, P.Đa Kao, Q.1, TP.HCM) và được cấp căn phòng nhỏ chung cư ở đường Đinh Tiên Hoàng, do chồng là bộ đội Trường Sa.

"4 đứa con gái, thêm thằng út sinh năm 1977 là thành 6 miệng ăn, trong khi lương giáo viên của tôi ít ỏi, ông ấy thì đi biền biệt, mỗi năm về 1 - 2 lần là hết lương cả năm, nên mẹ con tôi phải xoay đủ nghề để sống", bà Cúc nhớ lại vậy và kể: "Từ bán thuốc lá vỉa hè, bán đồ ăn dưới gầm cầu thang cho đến dấm dúi buôn bán vải vóc, quần áo…".

Giữa năm 1986, bà Cúc bị tai nạn giao thông, phải nghỉ dạy học. Thấy các con đã lớn, chuẩn bị phải vào đại học, bà Cúc nhắn chồng: "Ông xin chuyển công tác về gần để phụ tôi dạy dỗ, chăm sóc các con". Nghe lời vợ, ông Cang hứa: "Để hoàn thành chiến dịch bảo vệ chủ quyền"…

39 năm trong quân ngũ, 16 năm bảo vệ Trường Sa, tôi chứng kiến rất nhiều anh em hy sinh. Họ ngã xuống, để giành sự sống cho mình, chết thay cho mình, nên mình không thể sống thấp hèn và vun vén cho cá nhân.

Đại tá Nguyễn Trung Cang

Làm lính chiến, không làm kinh tế

Cuối năm 1990, sau khi hoàn thành nhiệm vụ CQ90 (bảo vệ chủ quyền năm 1990), hoàn thành đóng giữ và củng cố 21 đảo, 33 điểm đóng quân trên quần đảo Trường Sa, đại tá Nguyễn Trung Cang xin "chuyển công tác về đơn vị nào đó gần TP.HCM" để tiện chăm lo gia đình.

Ban đầu, Chuẩn đô đốc Lê Văn Xuân, Phó Tư lệnh về chính trị (nay là Chính ủy) Quân chủng Hải quân gợi ý: "Cấp bậc, chức vụ như cậu, rất khó bố trí. Chỉ có thể về Xí nghiệp liên hiệp Ba Son thuộc Cục Kỹ thuật Hải quân (nay là Tổng công ty Ba Son, trực thuộc Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) làm Phó giám đốc phụ trách hành chính"…

Nghe vậy, ông Nguyễn Trung Cang lắc đầu: "Lo chuyện điện nước, văn phòng, khách khứa… anh em họ coi thường. Không biết gì về kinh tế, lại ký tá vớ vẩn là chết liền".

Vợ chồng đại tá Nguyễn Trung Cang và bà Cúc chụp tấm hình chung đầu tiên, khi ông bắt đầu nghỉ hưu, năm 1992. Ảnh: TƯ LIỆU

Vợ chồng đại tá Nguyễn Trung Cang và bà Cúc chụp tấm hình chung đầu tiên, khi ông bắt đầu nghỉ hưu, năm 1992. Ảnh: TƯ LIỆU

Phương án 2 là chuyển đại tá Nguyễn Trung Cang về làm Phó hiệu trưởng Trường trung cấp kỹ thuật tàu hải quân, đóng ở Cát Lái, Thủ Đức (nay là Trường cao đẳng kỹ thuật hải quân, ở P.Cát Lái, TP.Thủ Đức, TP.HCM). Nhưng ông cũng lắc đầu: "Mình học binh chủng hợp thành, gần 40 năm đánh nhau và chỉ huy tham mưu, biết gì về tàu bè - kỹ thuật, ngồi đấy làm khó anh em" và nộp đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn.

Nghe chuyện ông từ chối 2 vị trí lãnh đạo ở 2 đơn vị đóng quân ngay TP.HCM, nhiều người lắc đầu: "Chỉ ông Tư Cang mới… dại vậy". Riêng ông lại cười: "Làm gì phải hợp với sở trường, sai là thành cục nợ".

Đại tá… ve chai

Giữa năm 1991, đại tá Nguyễn Trung Cang nghỉ hưu. Hồi ấy, quân nhân mang hàm đại tá còn… hiếm, nên ông được cấp nhà đất ở phố Thái Văn Lung (Q.1, TP.HCM) cùng một số đại tá khác.

Lương của đại tá Nguyễn Trung Cang hồi ấy, tính chi ly chỉ 620.000 đồng, trong khi cả 5 người con đang ăn học, nên ông cũng theo phong trào, mua 2 bàn bida đặt trong nhà, phục vụ "thượng đế".

Cứ chong chong thức từ trưa hôm trước đến rạng sáng hôm sau, hết pha nước, bật bia cho đến bưng bê đồ ăn…, một hôm ông bảo vợ: "Tôi ngần này tuổi đầu mà cứ để bọn trẻ không đủ tuổi đi lính, huýt sáo gọi "ê lão già" thì chịu không nổi", và nghiêm giọng: "Tôi dù gì cũng là phó bí thư chi bộ, trưởng ban an ninh khu phố, không thể làm công việc này…".

Đảo Đá Tây A hiện nay, nơi đại tá Nguyễn Trung Cang chỉ huy và trực tiếp đóng giữ cách đây 36 năm. Ảnh: Mai Thanh Hải

Đảo Đá Tây A hiện nay, nơi đại tá Nguyễn Trung Cang chỉ huy và trực tiếp đóng giữ cách đây 36 năm. Ảnh: Mai Thanh Hải

Bỏ bàn bida, ông chuyển sang công việc thu lượm… ve chai cùng người bà con. Vốn thông thuộc địa bàn Thủ Đức - Nhơn Trạch, ông lọ mọ vào từng khu phố thu gom phế liệu thời chiến tranh. Biết tin thủ trưởng cũ của mình vất vả kiếm tiền nuôi vợ con, các cựu chiến binh hải quân sống ở TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai… bảo nhau tìm "mối làm ăn" giúp ông, nên mấy lần ông trúng mối thu gom đồ sắt cũ trong trường học, bệnh viện.

Một lần, đại tá Nguyễn Trung Cang mua được ít vỏ đạn pháo 105 đã sử dụng từ trong chiến tranh, mang về nhà lau chùi, chuẩn bị đem bán. Mấy nhà hàng xóm nhìn thấy, tưởng đạn pháo thật, báo công an và chính quyền địa phương kéo đến bao vậy, lập biên bản, thu hồi.

Sau sự việc này, ông Cang quyết định bán căn nhà, chuyển vợ con sang Q.Bình Thạnh (TP.HCM) sinh sống, còn ông lên Bình Phước mua đất, làm rẫy, trồng điều. Phải đến khi các con đã trưởng thành, làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước của TP.HCM, doanh nghiệp tư nhân…, đại tá Nguyễn Trung Cang mới chịu ở yên trong nhà, tập trung chăm sóc vợ.

Bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông, tháng 1.2023. Đại tá Nguyễn Trung Cang chỉ huy và trực tiếp đóng giữ cách đây 45 năm. Ảnh: Mai Thanh Hải

Bên cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa Đông, tháng 1.2023. Đại tá Nguyễn Trung Cang chỉ huy và trực tiếp đóng giữ cách đây 45 năm. Ảnh: Mai Thanh Hải

"Mình không thể sống thấp hèn"

Hôm tôi đến thăm ngôi nhà nhỏ nằm sâu trong ngõ ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM), thấy ông 84 tuổi vẫn tiêm thuốc cho bà 82 tuổi và họ líu ríu nói chuyện ngày xưa, như vẫn còn tuổi trẻ.

Kể mọi vui buồn éo le thời nghỉ hưu, đại tá Nguyễn Trung Cang bảo: "Tính nóng nó vậy, không chịu được luồn cúi, bất công. Hồi làm ve chai, anh em giúp đỡ nhiều lắm, có thể kiếm bộn tiền, nhưng mình không chịu được cảnh, đã là ve chai - dọn rác rồi, mua chả đáng bao nhiêu mà cứ phải đút lót, từ ông cấp trên cho đến cậu bảo vệ", và trầm giọng: "39 năm trong quân ngũ, 16 năm bảo vệ Trường Sa, tôi chứng kiến rất nhiều anh em hy sinh. Họ ngã xuống, để giành sự sống cho mình, chết thay cho mình, nên mình không thể sống thấp hèn và vun vén cho cá nhân"…

Có thể bạn quan tâm

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 17: Phát triển để tri ân

Sau 70 năm giải phóng, mảnh đất Điện Biên Phủ anh hùng có rất nhiều thay đổi đáng tự hào trên. Để làm rõ hơn kết quả đạt được của Điện Biên trong 70 năm qua và định hướng sắp tới, phóng viên Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Lê Thành Đô - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên.
Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Tiếng kèn địch vận trên đồi C1

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ-Bài 16: Kỳ tích điện hóa toàn bộ Điện Biên Đông

Có lẽ, ít ở đâu trên nước ta, quyết tâm đưa điện về bản lại cao như ở huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên. Địa bàn nghèo nên không thể cấp cho dân “cá”, muốn cấp “cần câu” cũng khó nên chính quyền chọn cách đưa cho dân “mồi câu”. “Mồi câu” ở đây chính là điện lưới quốc gia.
70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - bài 14: Đại thủy nông Nậm Rốm - biểu tượng của thanh niên

Cánh đồng Mường Thanh được dòng sông Nậm Rốm tưới tắm bồi đắp hàng nghìn năm. Nhưng cánh đồng Mường Thanh thực sự gieo trồng có hiệu quả tăng đột biến là nhờ vào Đại công trình thủy nông Nậm Rốm. Đó là công trình hình thành từ bàn tay, khối óc của lớp thanh niên xung phong (TNXP) hơn 60 năm trước.
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài 13: Mường Thanh - Kho lúa giữa trời

Đứng ở Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ trên Đồi D1, phóng tầm mắt về phía tây là một màu xanh trải dài bất tận của cánh đồng Mường Thanh. Từ trận địa đầy bom đạn, hầm hào, Mường Thanh trở thành vựa lúa lớn nhất Điện Biên, tạo ra những hạt gạo vang danh cả nước…
Phong vị Sài Gòn

Phong vị Sài Gòn

Có những người xa Sài Gòn hàng chục năm, hỏi rằng Sài Gòn những nét xưa có còn? Sài Gòn thế kỷ 21 có gì hay? Trong khi ấy, có những người xa Sài Gòn chỉ ít năm thôi cũng đã hỏi thành phố có gì mới?
Mật danh B29

Mật danh B29

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.