48 năm thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2023)

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 1: Đời tôi chỉ 'đội mũ đeo sao'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Những người lính đã sống, chiến đấu ở Trường Sa từ 1975 - 1991 đều biết đến đại tá Nguyễn Trung Cang, người trải qua 3 cuộc chiến tranh: chống Pháp, chống Mỹ và bảo vệ chủ quyền Trường Sa.

Đại tá Nguyễn Trung Cang, quê Mỏ Cày, Bến Tre, vào bộ đội từ khi 15 tuổi, khoác áo lính gần 40 năm.

Phải mất rất nhiều thời gian thuyết phục, đại tá Nguyễn Trung Cang, năm nay 84 tuổi, nguyên Phó lữ đoàn trưởng - tham mưu trưởng Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân) mới đồng ý cho tôi ghi lại câu chuyện cuộc đời. Ông bảo: "Cả cuộc đời tôi chỉ đội mũ đeo sao - đeo sao đội mũ"…

Chống lệnh… đi học

Sinh năm 1939 ở ấp Thạnh Phú, xã Cẩm Sơn, H.Mỏ Cày (nay là H.Mỏ Cày Nam, Bến Tre), cậu bé Nguyễn Trung Cang học hết bậc tiểu học. Khi thi lên phổ thông cơ sở vào trường Collège de Mytho, TX.Mỹ Tho (nay là trường THPT Nguyễn Đình Chiểu, ở P.1, TP.Mỹ Tho, Tiền Giang), ông bị trượt môn tiếng Pháp.

Thời điểm ấy, do ít người học hết tiểu học, nên chính quyền thực dân gọi cậu Cang đi làm việc xã. Cương quyết: "Ba tôi làm cách mạng thì tôi phải theo cách mạng", cậu bé Cang trốn nhà theo người quen xuống Bạc Liêu, tìm ba trong chiến khu U Minh, cuối năm 1952.

"Đến khu vực giáp ranh chiến khu, du kích địa phương kiểm tra, khám người thấy thẻ học sinh và giấy tốt nghiệp tiểu học viết tiếng Pháp, vu cho tôi là gián điệp và bắt nhốt, may mà ba trong rừng biết tin, chạy ra bảo lãnh", ông Nguyễn Trung Cang nhớ lại ký ức về người cha của mình, liệt sĩ Nguyễn Văn Do (sinh 1916, hy sinh năm 1955).

Sau một thời gian làm liên lạc, cậu bé Cang được đưa xuống Quân y viện Phân liên khu miền Tây học y tá. Kết thúc khóa học, phục vụ tại khoa Nội của Quân y viện, dưới quyền bác sĩ trưởng khoa Đặng Ngọc Tốt.

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 1: Đời tôi chỉ 'đội mũ đeo sao' ảnh 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Sư đoàn 338 diễn tập thực binh, năm 1957. Ảnh: Tư Liệu

Cuối năm 1954, chiến sĩ Nguyễn Trung Cang trong đội hình Bộ Tư lệnh Phân liên khu miền Tây Nam bộ, tập kết ra Sầm Sơn (Thanh Hóa). Trong khi đang học khóa chỉnh huấn, chuẩn bị cho cải cách ruộng đất, ông bị phát hiện "nhỏ tuổi nhỏ người, không đủ điều kiện phục vụ quân đội" và đưa sang trường học sinh miền Nam.

Ông Cang chống lệnh, khiến ông Trang Thanh Khiết (Chi ủy viên phụ trách khóa chỉnh huấn) phải gọi lên động viên: "Em còn nhỏ thì đi học cho hết cấp 3 rồi đi đại học ở nước ngoài, sau về lại xây dựng đất nước".

"Tôi khi ra tập kết đã đội mũ đeo sao và hứa với bà con miền Nam là sẽ trở về, nên tôi phải đeo sao đội mũ", ông Cang cương quyết, khiến ông Khiết đành chịu thua.

Lính ông Tô Ký

Đầu tháng 12.1956, Sư đoàn 338 (nay là Đoàn kinh tế quốc phòng 338, Quân khu 1) được thành lập, tiền thân là các đơn vị ra đời và chiến đấu trên chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Pháp, tập kết ra Bắc. Ông Cang về Sư đoàn 338, đóng ở Quốc Oai (TP.Hà Nội).

Tháng 5.1958, luật chế độ phục vụ của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam được ban hành. Quân đội giảm số quân thường trực, cho chuyển ngành. Trung đoàn 658 (Sư đoàn 338) của ông Cang được chia đôi: bộ phận ra Xuân Mai thành lập đơn vị mới, chuẩn bị vào chiến trường miền Nam; số còn lại chuyển về chân núi Ba Vì, làm việc ở nông trường quân đội 658, Tổng cục Hậu cần (nay là Trung tâm nghiên cứu bò và đồng cỏ Ba Vì, thuộc Bộ NN-PTNT).

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 1: Đời tôi chỉ 'đội mũ đeo sao' ảnh 2

Đại tá Nguyễn Trung Cang, tháng 4.2023. Ảnh: Mai Thanh Hải

Chiến sĩ Nguyễn Trung Cang do còn trẻ nên được giữ lại, chuyển sang Đại đội 8, Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 338 đóng quân ở thị trấn Xuân Mai (nay thuộc H.Chương Mỹ, TP.Hà Nội), chuyên làm nhiệm vụ… đóng gạch.

Một lần, đại tá Tô Ký, Chính ủy Sư đoàn 338 (sau là Thiếu tướng, Chính ủy - Tư lệnh Quân khu 3, chuyển ngành dầu khí, khi về hưu làm Phó chủ tịch MTTQ, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh TP.HCM, mất năm 1999) xuống thăm đơn vị, khi nói chuyện có hỏi nguyện vọng, hạ sĩ Nguyễn Trung Cang mạnh dạn đứng dậy: "Đề nghị thủ trưởng cấp cho máy bơm. Anh em đóng gạch suốt ngày đêm, toàn phải gánh nước dưới sông Bùi lên, đúng là nước sông công lính".

Nghe vậy, ai cũng xanh mắt, cứ tưởng ông Cang bị kỷ luật. Đâu ngờ mấy ngày sau, đơn vị được cấp 1 máy bơm nước.

Thử lửa B3

Tháng 4.1960, chiến sĩ Nguyễn Trung Cang được chọn đi học khóa 12 sĩ quan đào tạo quân sự bộ binh tại Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam (nay là Đại học Trần Quốc Tuấn, Sĩ quan Lục quân 1). Tháng 3.1963, học viên Nguyễn Trung Cang tốt nghiệp và được đại tá - Hiệu trưởng Cao Văn Khánh (sau là trung tướng, Phó tổng tham trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam) phong quân hàm thiếu úy.

Do đã trải qua chiến đấu, được đào tạo cơ bản và là bộ đội miền Nam, nên sau khi tốt nghiệp, thiếu úy Nguyễn Trung Cang được điều về làm trung đội trưởng của Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 350 (nay là Sư đoàn 350, Quân khu 3) chuyên làm nhiệm vụ bảo vệ Trung ương Đảng, Hồ Chủ tịch, Chính phủ và địa bàn thủ đô Hà Nội.

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 1: Đời tôi chỉ 'đội mũ đeo sao' ảnh 3

Hạ sĩ Nguyễn Trung Cang, học viên Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, năm 1962. Ảnh: TƯ LIỆU

Cuối năm 1963, Bộ Quốc phòng điều động Sư đoàn 350 về trực thuộc Quân khu 3, thiếu úy Cang chuyển sang làm trung đội trưởng của Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 42 (nay là Đoàn Kinh tế quốc phòng 327, Quân khu 3), đóng quân tại TX.Kiến An, TP.Hải Phòng.

Đầu năm 1964, Bộ Chính trị thành lập mặt trận Tây nguyên (mật danh B3) để chống lại chiến lược "Chiến tranh cục bộ" của Mỹ (1965 - 1967). Trung đoàn 42 bổ sung cho Sư đoàn 304, hành quân vào Tây nguyên chiến đấu với phiên hiệu "e24 thuộc nông trường 6 (Sư đoàn 6), mặt trận B3". Ông Cang lúc này được phong trung úy, đại đội trưởng.

Gần 2 năm trời chiến đấu ở khu vực bắc Kon Tum, Đắk Tô - Tân Cảnh, đơn vị ông Cang bị thương vong nhiều do bom đạn của Mỹ và cả do đói ăn, bệnh tật.

"Hồi ấy, chúng tôi chỉ mong được đi đánh nhau, vì có đi mới được phát gạo nấu cơm. Ở hậu cứ, ban đầu còn có cháo. Sau cháo cũng hết, phải ăn khoai sắn. Khoai sắn hết thì dẫn nhau đi đào măng về luộc ăn. Ăn măng nhiều, ai cũng lừ đừ như say rượu", ông Cang kể lại vậy.

Mặc dù vậy, đầu tháng 8.1965, trung úy Nguyễn Trung Cang vẫn chỉ huy đơn vị bắn cháy 1 máy bay Mỹ và được khen thưởng toàn mặt trận.

Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 1: Đời tôi chỉ 'đội mũ đeo sao' ảnh 4

"Xin Thủ trưởng cho tôi về lại chủ lực…"

Tháng 2.1967, ông Cang ra Bắc an dưỡng và sau đó được điều về làm Phó chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự H.Ý Yên, Nam Hà (nay là Nam Định), giáo viên huấn luyện chiến sĩ đi B và cán bộ địa phương.

Tháng 6.1972, thượng úy Nguyễn Trung Cang được cử đi học lớp bổ túc cán bộ chỉ huy cấp tiểu đoàn, trung đoàn tại Học viện Quân sự (tiền thân là Học viện Quân chính, 1965 - 1981 tách Học viện Quân chính thành Học viện Quân sự và Học viện Chính trị, từ 1981 đến nay là Học viện Lục quân).

Tháng 12.1972, tốt nghiệp khóa học, cấp trên điều ông về lại Nam Hà. Thượng úy Nguyễn Trung Cang tìm gặp người chỉ huy của mình năm 1956 - nay đã là thiếu tướng Tô Ký, Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn (Quân khu 3 hiện nay), cương quyết: "Tôi phải làm bộ đội địa phương gần 5 năm trời, mệt mỏi lắm rồi. Xin Thủ trưởng cho tôi về lại chủ lực, vào miền Nam chiến đấu. Gian khổ, hy sinh, tôi cũng nhận"…

Từ tháng 10.1955 đến tháng 2.1957, chiến sĩ Nguyễn Trung Cang thuộc quân số Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 658, quân khu Tả Ngạn.

Ông và đơn vị được đưa xuống xã Tây Ninh, H.Tiền Hải, Thái Bình làm nhiệm vụ sửa sai cải cách ruộng đất. Do hiền lành chăm chỉ và tận tâm tận lực với người dân, ông được nhiều người quý mến, trong đó có bà Bùi Thị Giám (ở thôn Lạc Thành Bắc), nhận ông làm em nuôi.

Giữa năm 1963, sau khi tốt nghiệp Trường Sĩ quan Lục quân, ông về công tác Thái Bình, tìm đường vào nhà bà Giám. Bà ôm ông khóc nức nở: "Mấy năm rồi mới về. Em thành sĩ quan, định quên bà chị nghèo này à…".

Năm 1980, thiếu tá Nguyễn Trung Cang là chỉ huy trưởng cụm đảo Nam Yết (Trường Sa). Trên đảo có chiến sĩ tên Công, quê xã Tây Ninh, H.Tiền Hải, Thái Bình.

Khi anh Công được nghỉ phép về bờ ra thăm quê, ông Cang dặn đi dặn lại việc tìm bà Giám. Anh Công trả phép, thông báo: "Em đã gặp được người thân của thủ trưởng. Cô ấy giờ sống khổ lắm", ông Cang tiết kiệm, hì hụi gửi một số lương thực, đồ ăn cho chị nuôi…

----------------------------------

* Đi qua 3 cuộc chiến - Kỳ 2: Về lại quê hương sau 23 năm

Link bài gốc: https://thanhnien.vn/di-qua-3-cuoc-chien-ky-1-doi-toi-chi-doi-mu-deo-sao-185230428151835395.htm

Có thể bạn quan tâm

Cầm dao đi “gõ” sầu riêng, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Cầm dao đi “gõ” sầu riêng, kiếm tiền triệu mỗi ngày

Những ngày này, nhà vườn trồng sầu riêng tại huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng) vào vụ thu hoạch. Đây cũng là lúc tạo công việc thời vụ với mức thu nhập cao cho hàng trăm người. Cứ mỗi vụ mùa như thế này, với những người lành nghề, nhiều kinh nghiệm, việc cầm dao đi “gõ” sầu riêng cũng có thể kiếm tiền triệu mỗi ngày.
Đam mê cùng với trẻ vùng cao

Đam mê cùng với trẻ vùng cao

Theo người dân dẫn đường, đoàn Câu lạc bộ từ thiện Nụ cười hồng (thành phố Đà Nẵng) đi bộ dọc núi lên Nóc (làng) Ngọc Nâm, xã Trà Cang, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Lần này, đoàn mang theo rạp chiếu phim trên núi số 6, trạm điện năng lượng mặt trời số 17 và hệ thống ống dẫn nước sinh hoạt cho các hộ dân.
Cào sò ở vịnh Xuân Đài

Cào sò ở vịnh Xuân Đài

Khi triều cường xuống, vịnh Xuân Đài (TX.Sông Cầu, Phú Yên) lộ ra bãi bùn cát trải dài. Đó là lúc vùng vịnh này trở nên nhộn nhịp bởi những người mưu sinh bằng nghề cào sò.
'Bố già' xóm chân cầu

'Bố già' xóm chân cầu

Là người đầu tiên sinh sống ở bãi giữa sông Hồng rồi từ từ mà tụ họp thành cả một xóm ngụ cư như hiện nay, dân ở đây coi ông Được Đen như trưởng làng của mình. Trẻ con sinh ra ở cái xóm chắp vá này, được người thầy đầu tiên là ông Được dạy chữ. Lại cũng là ông, chạy vạy ngược xuôi để đám trẻ ấy có giấy khai sinh, có thể đến trường lớp đàng hoàng...
'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

'Tổ quốc nhìn từ biển…': Niềm tin và khát vọng

Trở lại quê hương với khát khao có thêm hiểu biết về tình hình chủ quyền biển đảo trên Biển Đông, những người con đất Việt xa xứ đã chia sẻ nhiều câu chuyện trong việc góp phần gìn giữ bản sắc của người Việt ở nơi định cư, lập nghiệp mới, với niềm tin và khát vọng hướng về đóng góp cho nơi mình được sinh ra.
Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Tổ quốc nhìn từ biển: Cả nước vì Trường Sa

Kiên gan bền chí nơi tuyến đầu sóng gió, hình ảnh những người lính nơi đảo xa và nhà giàn DK1 chắc tay súng quyết giữ vững chủ quyền từng tấc đảo, sải biển thiêng liêng của Tổ quốc khiến mọi người trong đoàn công tác rưng rưng và cảm phục. Phút chia tay, những tiếng hô như vỡ tung lồng ngực vang lên át cả tiếng sóng biển gầm gào: Cả nước vì Trường Sa! Trường Sa vì cả nước!
Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Lớp học tình thương của anh bảo vệ dân phố

Với mong muốn giúp những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn có được cái chữ, phép tính để thay đổi cuộc đời, tránh bị kẻ xấu dụ dỗ vào con đường lầm lạc, bằng nguồn kinh phí ít ỏi từ phụ cấp làm bảo vệ dân phố và làm công nhân khu công nghiệp, anh Trần Lâm Thắng, ngụ khu phố Long Bửu, phường Long Bình, TP Thủ Đức đã mở lớp học tình thương.
Muôn nẻo tình thầy

Muôn nẻo tình thầy

Khi những ngày cuối của năm học 2022-2023 sắp kết thúc, hai câu chuyện ở hai vùng miền đất nước (Hà Giang, Kon Tum) đã khiến biết bao người rưng rưng và càng thêm khâm phục, chia sẻ những gian khó, hiểm nguy và cả tấm lòng, sự tận tâm, tận tụy, đức hy sinh của những người giáo viên nơi vùng khó.
Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Những người hồi sinh “vùng đất chết” - Kỳ 3: Phên giậu Tổ quốc không rào mà vững

Với phương châm “Vườn cây đến đâu tổ chức các cụm dân cư đến đó”, các cụm dân cư được tổ chức gắn với các khu sản xuất tập trung của các công ty, đội sản xuất, tạo thành một lực lượng lao động vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, trở thành dải gắn kết liên hoàn kinh tế-xã hội với quốc phòng-an ninh (QP-AN), tạo nên phên giậu vững chãi nơi vùng biên cương Tổ quốc.
20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

20 năm làng tái định cư đìu hiu, làng cũ vẫn nhộn nhịp

(GLO)- Năm 1999, mấy chục hộ dân làng Kuái chuyển về khu tái định cư cách trụ sở xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) độ chục bước chân với mong ước cuộc sống sẽ khởi sắc. Vậy mà, hơn 20 năm sau, làng cũ vẫn nhộn nhịp, đông vui; trong khi ở làng mới, cảnh vật đìu hiu, cửa nhà im ỉm, người vắng hoe, chỉ có tiếng gió xào xạc.