ĐBQH: Lấy phiếu tín nhiệm là cơ sở cho việc đánh giá cán bộ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ý kiến của Đại biểu Quốc hội cho rằng việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cao sẽ giúp tạo thêm kênh giám sát, làm cơ sở cho việc đánh giá cán bộ.
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Phúc, Gia Lai, Vĩnh Long và Lào Cai thảo luận ở tổ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Vĩnh Phúc, Gia Lai, Vĩnh Long và Lào Cai thảo luận ở tổ. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Nhiều đại biểu Quốc hội nhìn nhận việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ cao sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng Nhân dân, nâng cao trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Để cán bộ “tự soi,” “tự sửa”

Trình bày Tờ trình về dự thảo Nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn (sửa đổi) vào chiều 30/5 tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Trưởng ban công tác Đại biểu Quốc hội, Trưởng ban soạn thảo Nguyễn Thị Thanh cho biết việc này sẽ tăng cường trách nhiệm của người được lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ.

Về đối tượng, dự thảo nghị quyết cũng quy định không lấy phiếu tín nhiệm đối với người đã có thông báo nghỉ công tác chờ nghỉ hưu, thông báo nghỉ hưu hoặc được bổ nhiệm, bầu cử trong năm lấy phiếu tín nhiệm để phù hợp với Quy định số 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị và thực tiễn của việc lấy phiếu tín nhiệm trong thời gian qua.

Dự thảo Nghị quyết cũng bổ sung Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Hội đồng Nhân dân quyết định danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm và bổ sung quy định về thời gian là chậm nhất 45 ngày để gửi văn bản yêu cầu người được lấy phiếu tín nhiệm gửi báo cáo và bản kê khai tài sản, thu nhập; phiên họp lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm chỉ được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân tham dự.

Dự thảo cũng sửa đổi quy định về hệ quả của việc lấy phiếu tín nhiệm để thể chế hóa Quy định số 96 như người được lấy phiếu tín nhiệm có quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân đánh giá “tín nhiệm thấp” thì xin từ chức. Trường hợp không xin từ chức, cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Người được lấy phiếu tín nhiệm có từ 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân trở lên đánh giá “tín nhiệm thấp” thì cơ quan hoặc người có thẩm quyền giới thiệu người đó để Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn có trách nhiệm trình Quốc hội, Hội đồng Nhân dân tiến hành miễn nhiệm tại kỳ họp đó hoặc kỳ họp gần nhất.

Ngoài ra, dự thảo Nghị quyết quy định về việc không lấy phiếu tín nhiệm đối với người nghỉ chữa bệnh hiểm nghèo có xác nhận của cơ sở y tế và không điều hành công tác từ 6 tháng trở lên theo quyết định của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền tính đến thời điểm khai mạc kỳ họp lấy phiếu tín nhiệm.

Cho báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết nhất trí trình Quốc hội xem xét, thông qua dự thảo Nghị quyết tại kỳ họp thứ 5 theo trình tự, thủ tục rút gọn nhằm bảo đảm việc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, Hội đồng Nhân dân theo quy định mới sẽ được thực hiện tại kỳ họp cuối năm 2023.

Tín nhiệm thấp khuyến khích cho từ chức

Thảo luận tại Tổ, đại biểu Bùi Văn Nghiêm, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm là cần thiết nhằm thể chế hóa chủ trương đường lối của Đảng, sự giám sát của Quốc hội đối với bộ máy Nhà nước.

Dẫn chứng Quy định số 96 chỉ lấy phiếu tín nhiệm cấp huyện, trong khi dự thảo Nghị quyết của Quốc hội lấy tới chức danh cấp xã do Hội đồng Nhân dân bầu nên thực tế có sự chênh nhau, do đó, Đại biểu Bùi Văn Nghiêm đề nghị cần xem xét về mặt đối tượng làm sao cho thống nhất.

Đại biểu Nguyễn Thị Mai Phương, đoàn Gia Lai đề nghị cơ quan soạn thảo cần lý giải rõ hơn về lý do về việc dự thảo Nghị quyết không đưa một số chức danh do Quốc hội, Hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn vào diện được lấy phiếu tín nhiệm, chẳng hạn như Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, thành viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh,...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai Nguyễn Thị Mai Phương phát biểu. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)

Đại biểu Nguyễn Thanh Phương (đoàn Cần Thơ) băn khoăn việc tín nhiệm thấp dưới 2/3 phải lấy phiếu tín nhiệm lần nữa liệu có cho kết quả không tương đồng.

Giải thích vấn đề này, Trưởng ban công tác Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết lấy phiếu tín nhiệm mà tín nhiệm thấp từ 50% đến 2/3 thì khuyến khích cho từ chức. Nếu không từ chức thì sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, thực chất là miễn nhiệm.

Về đối tượng không lấy phiếu tín nhiệm, theo bà Thanh chỉ có 1 điểm khác so với Quy định 96-QĐ/TW của Bộ Chính trị về lấy phiếu tín hiệu là đối tượng bị bệnh hiểm nghèo không điều hành từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra, đối tượng đã có thông báo chờ nghỉ công tác, nghỉ hưu theo Quy định 96 cũng không lấy phiếu.

“Điểm mới này không phải do ban soạn thảo nghĩ ra, mà có địa phương ý kiến ốm đau nghỉ dài ngày có lấy phiếu hay không. Lúc đầu ban soạn thảo đưa ra là nghỉ ốm 3 tháng nhưng sau đó ý kiến các đoàn là từ 6 tháng trở lên,” bà Thanh nói.

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

Khai mạc kỳ họp thứ 17 HĐND TP. Pleiku khóa XII

(GLO)- Sáng 19-12, tại Hội trường 19-5, HĐND TP. Pleiku khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) đã khai mạc kỳ họp thứ 17 để đánh giá tình hình phát triển kinh tế-xã hội năm 2024, đề ra các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2025 và quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền.

Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim (bìa phải) và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại cuộc họp báo chung. Ảnh: Bernama

Thủ tướng Malaysia bổ nhiệm cựu Thủ tướng Thái Lan làm cố vấn không chính thức vào năm 2025

(GLO)- Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại TP. Putrajaya (Malaysia), Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo đã bổ nhiệm ông Thaksin Shinawatra làm cố vấn không chính thức vào năm 2025 khi Malaysia đảm nhiệm chức Chủ tịch Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á.

Hội Cựu chiến binh xã Ia Kdăm vận động người dân chung tay thực hiện mô hình “Đường cờ Tổ quốc”. Ảnh: V.C

Ia Pa nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo”

(GLO)- Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và đoàn thể huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã cụ thể hóa phong trào bằng nhiều cách làm hay, sáng tạo, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư.

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

Đồn Biên phòng Ia Mơ vững vàng thế trận lòng dân

(GLO)- Với phương châm “Đồn là nhà, biên giới là quê hương, đồng bào các dân tộc là anh em ruột thịt”, Đồn Biên phòng Ia Mơ luôn chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Ia Mơ (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) triển khai nhiều hoạt động củng cố, phát huy thế trận lòng dân ở khu vực biên giới.