Dạy theo hướng mới chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Năm học 2024-2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ thực hiện theo chương trình mới. Nhiều giáo viên cho rằng kỳ thi này là cơ hội và thách thức cho giáo viên và học sinh thay đổi cách dạy và học.

TẬP TRUNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH

Sau 15 năm áp dụng Chương trình GDPT 2006, thạc sĩ Nguyễn Phước Bảo Khôi, giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho rằng qua từng giai đoạn đề thi môn ngữ văn đã có những chuyển biến tích cực, bám sát diễn trình của thực tế dạy học.

Thầy trò trong một giờ dạy học theo chương trình mới. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH
Thầy trò trong một giờ dạy học theo chương trình mới. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH

Mới đây, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi tham khảo cho kỳ thi tốt nghiệp THPT của năm học 2024-2025. Theo thạc sĩ Khôi, ma trận, cấu trúc, những yêu cầu của đề thi môn văn đã được chi tiết hóa rất logic, bám sát yêu cầu cần đạt của Chương trình GDPT 2018.

Còn với các môn khoa học tự nhiên, trong đó có môn hóa học, thạc sĩ Phạm Lê Thanh, giáo viên (GV) Trường THPT Nguyễn Hiền (Q.11, TP.HCM), cho biết Chương trình GDPT 2018 mục tiêu giáo dục là đánh giá năng lực người học thông qua sự đáp ứng của học sinh (HS) đối với các biểu hiện hoặc chỉ báo của năng lực.

THAY ĐỔI CÁCH RA ĐỀ, ĐÁNH GIÁ

GV Trường Nguyễn Hiền cho rằng kiểm tra đánh giá phải phù hợp với mục tiêu đã được quy định. Trước khi xây dựng câu hỏi/lệnh hỏi liên quan đến kiến thức, GV nên tự trả lời rõ ít nhất 3 câu hỏi: thông qua kiến thức này mình định đánh giá mục tiêu nào được quy định trong chương trình? Biểu hiện của mục tiêu đó là gì? Làm thế nào để đánh giá được biểu hiện đó. "Trả lời được 3 câu hỏi đó xong, thầy cô bắt tay vào xây dựng câu hỏi/lệnh hỏi", thầy Thanh nêu quan điểm.

"Trong quan điểm và mục tiêu dạy học không có cái "hay" mà phải đánh giá đúng, trúng năng lực phù hợp mục tiêu đo lường năng lực. Vì vậy, tránh sử dụng cảm giác "hay" đó trong xây dựng câu hỏi, lệnh hỏi trong khi còn rất nhiều yêu cầu cần đạt để đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu giáo dục. Đừng lấy cảm giác đề "hay" gây ra áp lực cho HS và không đo lường được năng lực", thạc sĩ Thanh nhấn mạnh.

Đáp ứng mục tiêu đánh giá năng lực HS, thạc sĩ Thanh cho rằng câu hỏi cần kết nối kiến thức và cuộc sống với những sự kiện, nhận thức thế giới tự nhiên gần gũi để HS hình dung được kiến thức phục vụ định hướng nghề nghiệp gì trong tương lai ứng với môn học các em lựa chọn.

Năm nay, chương trình GDPT mới (2018) sẽ thực hiện đến lớp 12. Như vậy học sinh tất cả các cấp học đều đang học theo chương trình mới. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH

Năm nay, chương trình GDPT mới (2018) sẽ thực hiện đến lớp 12. Như vậy học sinh tất cả các cấp học đều đang học theo chương trình mới. Ảnh ĐÀO NGỌC THẠCH

Còn theo thạc sĩ Lê Minh Huy, GV Trường THPT Nguyễn Hiền, chương trình môn toán hướng đến phát triển năng lực toán học một cách toàn diện và hiệu quả. Do đó, GV cần có một chiến lược giảng dạy và cách soạn câu hỏi ra đề phù hợp để đánh giá năng lực của HS.

GV khi giảng dạy hoặc soạn câu hỏi cho một nội dung nào đó cần bám sát chương trình và mức độ cần đạt tương ứng. Không nên quá sa đà vào việc đưa ra các bài tập quá khó, mang tính học thuật cao mà các câu hỏi nên chú trọng vào việc phát triển năng lực toán học cho HS.

Thạc sĩ Huy lấy ví dụ, GV có thể đưa ra một số các bài toán có ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một số các bài toán thực tiễn, qua đó kiểm tra năng lực mô hình hóa toán học của HS. Đây cũng sẽ là xu hướng ra đề thi tốt nghiệp THPT mà Bộ GD-ĐT đã định hướng.

Theo thầy Huy, GV cũng cần đa dạng các hình thức câu hỏi bởi cấu trúc định dạng đề thi chương trình mới sẽ có thêm 2 dạng toán mới là câu hỏi đúng, sai và trả lời ngắn. Khi soạn câu hỏi, GV cần phân bố các ý, câu hỏi từ dễ đến khó, bám sát yêu cầu cần đạt của chương trình mới.

Đặc biệt, giáo viên Lê Minh Huy cho rằng người dạy cần trang bị thêm kiến thức chuyên môn cho bản thân trước khi giảng dạy cho HS. Phải nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.

Thầy giáo 'Idol'

Thầy giáo 'Idol'

Ở Trường Tiểu học Võ Thị Sáu, xã Hỏa Lựu, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, học sinh gọi thầy giáo Phùng Văn Tráng, SN 1990, Bí thư Đoàn trường, là Idol (thần tượng). Không chỉ dạy giỏi, thầy luôn “sống cho đi”, giản dị.

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

Phiên tòa giả định tuyên truyền phòng-chống sử dụng ma túy cho học sinh Trường THCS Trưng Vương

(GLO)- Ngày 9-11, tại Trường THCS Trưng Vương (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai), Liên Chi đoàn Tòa án nhân dân-Viện Kiểm sát Nhân dân TP. Pleiku phối hợp cùng Đoàn Cơ sở Công an TP. Pleiku và Liên đội Trường THCS Trưng Vương tổ chức phiên tòa giả định với chủ đề “Ma túy-nỗi đau của mọi người”.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.