Điều cần làm sau 2 đợt thi đánh giá năng lực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Sáng qua (2.6), trên 39.000 thí sinh đã tham dự đợt 2 kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.

Tính chung cả 2 đợt, kỳ thi này thu hút hơn 100.000 thí sinh dự thi và trong đó hơn 29.000 thí sinh dự thi cả 2 đợt.

THỰC HIỆN CÁC BƯỚC ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN

Theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo (ĐH Quốc gia TP.HCM), kết quả thi đánh giá năng lực đợt 2 dự kiến được công bố vào ngày 10.6. Từ nay đến ngày 5.6, thí sinh (TS) cần xem lại thông tin cá nhân, đặc biệt là địa chỉ đăng ký nhận giấy báo kết quả thi. Trong trường hợp có sai sót, TS tự chỉnh sửa các thông tin trên hệ thống đăng ký trực tuyến (trừ họ tên TS và số CCCD không được chỉnh sửa). "Mỗi TS được cấp 1 bản gốc giấy báo kết quả thi đánh giá năng lực. Giấy này được sử dụng để làm thủ tục nhập học khi chính thức trúng tuyển. TS cần lưu ý giữ gìn cẩn thận giấy này trong quá trình tham gia xét tuyển", tiến sĩ Chính lưu ý.

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Nhật Thịnh

Thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực đợt 2 của ĐH Quốc gia TP.HCM. Ảnh: Nhật Thịnh

Bên cạnh đó, tiến sĩ Chính cho rằng TS cần thực hiện các bước đăng ký xét tuyển theo đúng quy định từng trường và theo quy định chung của Bộ GD-ĐT. TS sẽ đăng ký xét tuyển bằng kết quả thi đánh giá năng lực trên cổng đăng ký xét tuyển trực tuyến chung của ĐH Quốc gia TP.HCM đến hết ngày 15.6.

"Sau khi có điểm thi, việc cân nhắc để đặt nguyện vọng khi đăng ký vào các đơn vị thành viên ĐH Quốc gia TP.HCM cũng rất quan trọng. TS có thể đăng ký không giới hạn số lượng nguyện vọng vào các đơn vị và các ngành nhưng nguyện vọng được xét theo thứ tự ưu tiên. Nếu trúng tuyển nguyện vọng trên hệ thống không xét tới nguyện vọng tiếp theo. Do đó, TS cần cân nhắc đặt nguyện vọng yêu thích nhất lên đầu tiên và giảm dần theo thứ tự nguyện vọng", tiến sĩ Chính khuyên.

Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Quốc Chính, trong hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM, riêng Trường ĐH Bách khoa sẽ thực hiện xét tuyển riêng theo phương thức xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí. Ngoài hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM, các trường khác có cách thức xét tuyển và đặt nguyện vọng khác nhau. Nếu TS vừa đăng ký đơn vị thuộc hệ thống ĐH Quốc gia TP.HCM vừa đăng ký các trường khác, thì có thể nhận được giấy báo trúng tuyển có điều kiện từ nhiều trường. Nhưng khi đăng ký trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ GD-ĐT, TS cần một lần nữa để xác định nguyện vọng yêu thích nhất để đặt nguyện vọng 1.

ĐỀ THI ĐỢT 2 "DỄ THỞ" HƠN ?

Tại điểm thi Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM sáng qua, nhiều TS nhận định đề đợt 2 có phần "dễ thở" hơn đợt 1, song cũng có một số câu hỏi "đánh đố", thiên về thuộc lòng. Ví dụ, Nguyễn Huỳnh Vân Phương, học sinh (HS) Trường Phổ thông Năng khiếu, cho biết một trong những câu khiến em "đứng hình" là: "VN có bao nhiêu hòn đảo?", với các đáp án dao động từ 1.000 - 5.000. Nữ sinh cho hay em phải "đánh lụi" vì nội dung này không có trong các tài liệu ôn tập. Trong khi đó, N.H.H.C, HS Trường THPT Trần Khai Nguyên, nói rằng em đã "đứng hình" với câu tìm từ đồng nghĩa với chữ "bẻ", là bứt hay bứng... ở phần tiếng Việt.

Nhiều thí sinh nhận định đề đợt 2 có phần "dễ thở" hơn đợt 1, song cũng có một số câu hỏi "đánh đố". Ảnh: Nhật Thịnh

Nhiều thí sinh nhận định đề đợt 2 có phần "dễ thở" hơn đợt 1, song cũng có một số câu hỏi "đánh đố". Ảnh: Nhật Thịnh

Trương Minh Trí, HS Trường Trung học Thực hành, thì gặp khó với câu hỏi về thời gian ra đời của một tập thơ do danh nhân Nguyễn Trãi viết. Còn Bùi Long Đức, HS Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, đánh giá các môn toán, lý, hóa dễ hơn đợt 1. Ngược lại, môn tiếng Việt "hơi khó" bởi phần điền từ vào chỗ trống và tìm từ đồng nghĩa.

Thạc sĩ Bùi Văn Công, giáo viên luyện thi đánh giá năng lực trực tuyến tại TP.HCM, đồng tình với các ý kiến trên. "Đề thật sự có nhiều câu hỏi bắt HS thuộc lòng một cách máy móc, không thể suy luận để giải dù ĐH Quốc gia TP.HCM muốn đánh giá khả năng xử lý vấn đề của các em", ông Công nhận định.

"Như ở phần địa lý, đợt 1 có câu "hòn đảo nào lớn nhất Nhật Bản" thì đợt 2 tiếp tục có câu "VN có bao nhiêu hòn đảo". Với những câu hỏi này, nhiều TS chỉ có thể "đánh lụi" và dựa hoàn toàn vào may mắn", thầy Công nhận định.

Cũng theo thạc sĩ Công, đề thi đợt 2 "có phần dễ hơn" đợt 1 khi sử dụng lại một số đoạn thông tin và chỉ thay câu hỏi. Tư duy logic và phân tích số liệu - 2 "đặc sản" của kỳ thi đánh giá năng lực, cũng không còn khó đến mức "giam điểm" của TS như đợt 1. Còn các môn sinh học, vật lý tương đối dễ so với trước đó. Chưa kể, vì đã qua một lần thi, nhiều TS cũng có sự chuẩn bị tốt hơn về kiến thức, chiến lược và tinh thần làm bài.

"Tôi khảo sát nhanh với học trò thì thấy các em đều tự tin với bài làm đợt 2. Phổ điểm đợt 2 có khả năng sẽ cao hơn đợt 1", thầy Công dự đoán.

Có thể bạn quan tâm

Học viên Lào trên đất Gia Lai

Học viên Lào trên đất Gia Lai

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Binh đoàn 15 đã tiếp nhận đào tạo cho 100 học viên đến từ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Dẫu khác nhau về phong tục tập quán nhưng các học viên đã nhanh chóng hòa nhập và tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích để góp phần xây dựng đất nước.

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Cẩn trọng chọn môn thi tốt nghiệp THPT

Theo hiệu trưởng các trường THPT, năm học 2024-2025 là năm đầu tiên học sinh được lựa chọn môn thi tốt nghiệp THPT nên cần được tư vấn, định hướng cẩn thận, tránh chọn theo cảm tính, số đông vì việc này tác động đến lựa chọn ngành.

Gia Lai: Tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học hệ vừa học vừa làm

Trường ĐH Sư phạm TP HCM tuyển sinh 3 lớp Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học tại Gia Lai

(GLO)- Chiều 28-9, TS. Nguyễn Thị Thu Hà-Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Gia Lai-cho biết, nhà trường đang tuyển sinh hệ vừa học vừa làm đối với các ngành Giáo dục Mầm non và Giáo dục Tiểu học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa đơn vị với Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Đừng tạo cơ hội cho sai phạm

Việc Bộ GD-ĐT dự kiến tăng tỷ lệ xét tốt nghiệp THPT bằng kết quả học bạ 3 năm THPT gây bất ngờ với dư luận xã hội, nhưng những người "trong cuộc" đã lờ mờ nhận ra kỳ thi này có thể không còn một mục tiêu duy nhất như tên gọi của nó.
Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Bộ GD&ĐT yêu cầu từ năm 2025 khắc phục triệt để thiếu công bằng trong phương thức tuyển sinh

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học năm 2025 là hoàn thành công tác tuyển sinh năm 2024 theo đúng quy định; hoàn thiện các phương thức tuyển sinh từ năm 2025 bảo đảm chất lượng và công bằng, đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông.