Đầu vụ mì đã mất mùa, rớt giá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán, hàng ngàn ha mì tại huyện Krông Pa đã sụt giảm sản lượng nghiêm trọng. Không những vậy, giá mì tụt dốc không phanh khiến nông dân phải chịu cảnh lỗ “chỏng gọng”.

Mì mất mùa, rớt giá

Xã Chư Drăng là một trong những “vựa mì” của huyện Krông Pa với diện tích khoảng 1.000 ha. Cây mì không những giúp người dân xóa đói, giảm nghèo mà còn đem lại cuộc sống ổn định, khấm khá cho nhiều gia đình. Thời điểm này hàng năm là khoảng thời gian nông dân tại Chư Drăng hồ hởi bắt tay vào thu hoạch mì sau một năm dài chăm bón. Thế nhưng, năm nay không khí buồn bã bao trùm khắp các buôn làng khi cây mì vào vụ mà giá lại rớt thấp kỷ lục. Bà Nguyễn Thị Lanh (thôn Mê Linh) cho biết: “Trước đây, mì cứ trồng một năm là được thu vì mưa thuận gió hòa. Hai năm nay, hạn hán nặng nề nên nhiều nhà đành phải giữ mì lại để trồng 2 năm chứ nhổ luôn thì củ nhỏ lắm. Nhà tôi có gần 3 ha mì 2 năm nhưng không dám nhổ vì giá thấp quá, không đủ tiền trả tiền xe và tiền thuê công nhổ”.

 

Ảnh: Văn Ngọc
Ảnh: Văn Ngọc

Tại thôn Mê Linh, gia đình ông Lê Văn Thành cũng đang rất lo lắng vì không biết sẽ lấy vốn đâu để đầu tư cho vụ mùa tiếp theo khi mùa vừa qua ông lỗ hàng chục triệu đồng cho 2 ha mì của mình. Ông Thành cho hay, thông thường mỗi ha cho sản lượng 30 tấn nhưng năm nay chỉ còn khoảng 17-18 tấn/ha, một số chỉ đạt hơn 10 tấn/ha. Năng suất sụt giảm, giá mì năm nay lại xuống dốc thê thảm. “Mọi năm, giá thấp cũng phải được 1.800 đồng/kg, trữ bột cũng từ 27 đến 30 độ. Còn năm nay, trữ bột nhà nào cao thì được 23-25 độ, giá nhà tôi thuê xe ra bán tận nhà máy chỉ được 750 đồng/kg mì tươi. Trừ tiền xe và tiền công nhổ mì thì chỉ còn khoảng 300-350 đồng/kg. Mỗi ha mì phải đầu tư trên 15 triệu đồng, nếu không có đất mà đi thuê thì mất khoảng hơn 20 triệu đồng. Năng suất giảm, giá mì lại thấp kỷ lục thế này thì nông dân chúng tôi chỉ có lỗ chỏng gọng thôi, nhà nào trồng ít lỗ ít, trồng nhiều lỗ nhiều. Cả gia đình 5-6 miệng ăn trông cậy mỗi vào mấy ha mì mà giờ thì thế này đây”-ông Thành ngao ngán.

Theo tìm hiểu của P.V, hầu hết người dân đều chở mì đến bán cho nhà máy vì các thương lái thu mua nông sản “lắc đầu” sợ lỗ. Anh Đỗ Đắc Tứ (thôn Quỳnh Phú, xã Ia Rsươm) cho biết: “3 ha mì của gia đình trồng từ năm 2015 nhưng do hạn nên củ nhỏ buộc phải để lại. Năm nay gia đình mới nhổ nhưng cũng chỉ thu được 50 tấn. Đã vậy, trữ bột nhà máy tính có 17 độ nên giá thấp, chỉ bán được có 12 triệu đồng. Nhà máy họ đo trữ bột sao thì mình biết vậy thôi. Một số hộ trồng mì củ lớn rồi nhưng nếu nhổ thì sẽ lỗ nên đành thuê máy vào cày lên cho người ta thuê đất trồng dưa hấu. Vậy may ra còn kiếm được vài triệu đồng mỗi ha”.

Vẫn khó tiêu thụ

Đó là lời khẳng định của đại diện Chi nhánh Công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam-Nhà máy Tinh bột sắn Gia Lai đóng tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa. Đây là nhà máy tiêu thụ nguyên liệu mì cho không chỉ nông dân trên địa bàn huyện Krông Pa mà còn ở các huyện lân cận. Theo đại diện nhà máy, năm 2015, nhà máy mua giá cao nhất là 1.850 đồng/kg còn năm nay cao nhất là 1.500 đồng/kg. Năm 2015, nhà máy sản xuất 35.000 tấn tinh bột mì nhưng năm nay chưa dự kiến được vì việc có tiếp tục sản xuất hay không còn phụ thuộc vào thị trường. Với giá bán như hiện nay thì nhà máy sản xuất không có lãi, tuy nhiên vẫn phải hoạt động cầm chừng để giữ thị trường và đảm bảo thu nhập cho người lao động. Nếu giá bán tinh bột sắn trên thị trường tiếp tục giảm thì nhà máy sẽ phải dừng sản xuất vì bị lỗ quá nặng.

Bên cạnh đó, đại diện của nhà máy cho biết, giá mì năm nay rớt thê thảm là do sự biến động về giá của mặt hàng tinh bột mì trên thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể, năm 2015, giá bán bình quân là 350-360 USD/tấn tinh bột mì (giá FOB). Năm nay, giá bán FOB là 270-280 USD/tấn tinh bột. Về cách tính hàm lượng tinh bột trong củ mì tươi, nhà máy cho biết đang áp dụng theo phương pháp tính được Bộ Khoa học và Công nghệ quy định. Cách tính này hoàn toàn minh bạch và chính xác bởi máy đo và kết quả đo độ bột được thể hiện trên màn hình máy tính cho khách hàng cùng xem và kiểm tra.

Lê Văn Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null