Dâu tây có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ ung thư ruột kết,trực tràng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ăn dâu tây mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ viêm ruột kết, từ đó đẩy lùi nguy cơ ung thư ruột kết và trực tràng.

Đây là kết quả nghiên cứu mới được Tổ chức Hóa học Mỹ (ACS), tổ chức khoa học phi chính phủ lớn nhấ thế giới, công bố.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa



Theo đó, chưa đầy một cốc dâu tây mỗi ngày sẽ là một thực đơn nhẹ nhàng giúp giảm thiểu nguy cơ viêm loét ruột kết hoặc viêm ruột (IDB) vốn có thể dẫn tới những triệu chứng như tiêu chảy nghiêm trọng và suy kiệt cơ thể.

Để có được kết luận này, nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Massachusetts Amherst đã tiến hành thí nghiệm với việc cung cấp những khẩu phần bột dâu tây khác nhau cho 4 nhóm chuột để đánh giá hiệu quả giảm các triệu chứng viêm ruột kết của việc ăn trái cây.

Thí nghiệm cho thấy một thực đơn toàn dâu tây ở mức tương đương với 3/4 cốc mỗi ngày giúp ngăn chặn đáng kể các triệu chứng như giảm cân hay tiêu chảy cấp ở những con chuột mắc chứng viêm ruột (IDB).

Ngoài ra, việc ăn dâu tây thường xuyên cũng giúp đẩy lui những vi khuẩn có hại trong đường ruột của những con chuột bị mắc chứng bệnh này.

Các nhà khoa học dự kiến sẽ tiếp tục nghiên cứu để chứng minh những tác dụng này của dâu tây trên cơ thể các bệnh nhân mắc IDB.

Trong cuộc sống hiện đại, con người thường lựa chọn những khẩu phần ăn chứa nhiều đường, chất béo động vật và ít chất xơ dẫn tới nguy cơ viêm ruột kết hoặc viêm ruột tăng cao.

Số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho thấy trong năm 2015, có khoảng 3 triệu người trưởng thành ở nước này mắc chứng viêm ruột IDB. Những bệnh nhân mắc IDB có nguy cơ cao bị ung thư ruột kết và trực tràng.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

Phú Thiện triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi

(GLO)- Từ ngày 26-3 đến 31-3-2025, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng-chống dịch sởi với mục tiêu chung tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh sởi trong cộng đồng nhằm chủ động phòng-chống dịch sởi, giảm tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh sởi trên địa bàn huyện.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).