Dấu hiệu bất lợi khi dùng thuốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bên cạnh tác dụng điều trị, thuốc có thể gây ra những phản ứng bất lợi cho người dùng. Những dấu hiệu bất lợi này rất đa dạng, có thể từ nhẹ đến nặng, buộc phải ngừng dùng thuốc và cần tới sự hỗ trợ của y tế.

Dưới đây là một số dấu hiệu bất lợi thường gặp thể hiện ở da và đường tiêu hóa mà người bệnh có thể nhận biết trong quá trình sử dụng thuốc.

Dấu hiệu bất lợi ở da

1. Ban đỏ

Biểu hiện là dạng ban sẩn, nhỏ như đầu đinh ghim ở thân mình hoặc có thể liên kết lại tạo thành mảng, gây ngứa. Ban đỏ có thể xuất hiện sau khi dùng thuốc khoảng một tuần và tồn tại đến vài tuần. Người bệnh khi dùng kháng sinh (ampicillin, amoxycillin, cotrimoxazole, cefaclor) hay thuốc chống động kinh (carbamazepine)... có thể bị dấu hiệu bất lợi này.


 

Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ thuốc và thực hiện tốt các chỉ dẫn
Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ thuốc và thực hiện tốt các chỉ dẫn



2. Mày đay

Thường là biểu hiện ban đầu của phần lớn các trường hợp dị ứng thuốc, trong đó có những dị ứng thuốc rất nặng như hội chứng Stevens - Johnson, hội chứng Lyell...

Dùng kháng sinh (đặc biệt là penicillin), huyết thanh, vắc-xin, thuốc chống viêm không steroid viết tắt NSAID (aspirin, diclofenac, ibuprofen)... hay gặp dấu hiệu bất lợi này nhất. Mày đay có thể xuất hiện sau dùng thuốc từ 5-10 phút đến vài ngày tùy theo từng loại thuốc gây dị ứng. Trường hợp nặng, kèm theo với mày đay có thể đau bụng, đau khớp, chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao...

3. Phù Quincke

Phù Quincke là một dạng mày đay khổng lồ với các biểu hiện sưng phù cục bộ dưới da, đặc biệt ở mí mắt, môi miệng. Nếu phù Quincke ở họng, thanh quản làm co thắt khí quản khiến bệnh nhân bị khó thở, ho khan, nghẹt thở. Nguyên nhân có thể do nhiều loại thuốc khác nhau gây ra như kháng sinh, huyết thanh, thuốc chống viêm NSAID...

Dấu hiệu bất lợi ở da do thuốc có thể biểu hiện phản ứng có hại rất nặng gọi là hội chứng Stevens - Johnson (hội chứng hồng ban đa dạng có bọng nước) và hội chứng Lyell (hội chứng hoại tử tiêu thượng bì nhiễm độc). Đây là 2 tình trạng nhiễm độc da nghiêm trọng nhất và người bệnh phải được nhập viện để cứu chữa.

Dấu hiệu bất lợi ở đường tiêu hóa

Có các biểu hiện nhẹ như buồn nôn, nôn... đến nặng như xuất huyết tức chảy máu đường tiêu hóa.

1. Buồn nôn, nôn

Buồn nôn, nôn là một triệu chứng rất thường gặp khi dùng thuốc. Rất nhiều thuốc có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa gây buồn nôn, nôn như thuốc giảm đau, NSAID, thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh... Nguyên nhân là do các loại thuốc này có chứa các chất kích thích gây hại niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày tăng co bóp và đẩy thức ăn trào ngược lên gây hiện tượng buồn nôn, nôn. Trường hợp nhẹ, thoáng qua thì không cần ngừng thuốc nhưng các triệu chứng trên nặng cần phải thay đổi đường dùng thuốc, ví dụ từ thuốc uống chuyển sang dùng dạng thuốc tiêm, thuốc đặt...

Ngoài việc kích thích dạ dày gây buồn nôn, nôn có nhiều thuốc này chỉ làm cho người bệnh có cảm giác bụng cồn cào, khó chịu. Để khắc phục các tình trạng này, nên dùng thuốc ngay sau khi ăn hoặc uống với nhiều nước giúp thuốc trôi thật nhanh xuống ruột.

2. Tiêu chảy

Tiêu chảy là một biểu hiện hay xảy ra khi đang dùng một thuốc nào đó, đặc biệt là thuốc kháng sinh (spiramycin, nhóm cephalosporin, metronidazol, macrolid, tetracyclin...). Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn nhưng lại không phân biệt được vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại sống bình thường ở ruột nên tiêu diệt cả hai. Việc tiêu diệt này làm mất cân bằng hệ tạp khuẩn trong ruột, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển (đặc biệt có loại vi khuẩn rất có hại gây tiêu chảy là Clostridium dificile).

3. Viêm loét dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa

Người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu đau bụng (khi bị viêm loét dạ dày) hoặc đi ngoài phân đen (do chảy máu đường tiêu hóa)... Các thuốc thường gây ra dấu hiệu bất lợi này là các thuốc NSAID, các thuốc kháng viêm corticoid (như dexamethason...) thường dùng trong các bệnh lý xương khớp, nhất là đối với người cao tuổi. Thuốc có thể gây viêm, loét, chảy máu tiêu hóa, thậm chí là thủng dạ dày - ruột..., nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Các dấu hiệu bất lợi thường gặp kể ở trên chính là biểu hiện của tác dụng phụ của thuốc gọi tắt ADR.

Để ngăn ngừa các dấu hiệu bất thường, tức phòng tránh ADR, người dùng thuốc nên lưu ý mấy điều sau:

Chỉ thật cần thiết mới dùng thuốc. Hoàn toàn không nên lạm dụng dù chỉ là vitamin.

Nếu được bác sĩ khám ghi đơn thuốc, phải dùng đúng, dùng đủ (không dư, không thiếu) các thuốc ghi trong đơn và thực hiện tốt các lời chỉ dẫn.

Trước khi dùng một thuốc, cần đọc kỹ bản hướng dẫn hoặc hỏi dược sĩ tại nhà thuốc về những điều cần biết, trong đó có: tác dụng phụ tức ADR, những thận trọng khi dùng thuốc, chống chỉ định (tức những trường hợp không được dùng thuốc).

Khi đang dùng thuốc nếu bị dấu hiệu bất thường (có thể bị ADR) nên ngưng ngay thuốc và đi tái khám, báo cho bác sĩ biết để bác sĩ cho hướng xử trí.

PGS-TS-DS Nguyễn Hữu Đức (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

Gia Lai: Hội Thảo chuyên đề những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững

(GLO)- Ngày 2-11, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Đa khoa Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Những thách thức về quản trị để một bệnh viện phát triển bền vững”. Dự hội thảo có trên 50 đại biểu là lãnh đạo các bệnh viện công lập tại tỉnh; lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

Nâng cao năng lực chăm sóc và hồi sức trẻ sơ sinh

(GLO)- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Gia Lai phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Nhi tỉnh vừa tổ chức 2 lớp đào tạo về chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh lý và hồi sức trẻ sơ sinh cho 40 cán bộ y tế tuyến huyện trên địa bàn tỉnh.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai triển khai hiệu quả kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Đi vào hoạt động, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai không ngừng đầu tư đồng bộ về mọi mặt, triển khai nhiều kỹ thuật cao trong điều trị. Trong đó, kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu được đơn vị triển khai hiệu quả cứu sống nhiều ca bệnh nặng, nguy kịch.

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai hội thảo chuyên đề nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em

(GLO)- Ngày 27-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai tổ chức hội thảo chuyên đề “Nhận biết sớm và can thiệp rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ em”. Dự hội thảo có các chuyên gia và gần 80 cán bộ y tế đến từ bệnh viện, trung tâm y tế, Trung tâm hỗ trợ kỹ năng, tâm lý trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

Gia Lai: Gần 100 chuyên gia và cán bộ y tế dự hội thảo khoa học Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu

(GLO)- Ngày 26-10, tại TP. Pleiku, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai phối hợp với Hội Hồi sức cấp cứu chống độc Việt Nam, Công ty TNHH Baxter Việt Nam Healthcare tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: "Cập nhật kỹ thuật lọc máu liên tục trong hồi sức cấp cứu".