Danh họa Việt có tranh vượt ngưỡng 3 triệu USD: Kỷ lục vẫn chưa thể xô đổ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tối 24/5, 4 tác phẩm của 3 danh họa Việt đã được rao bán bởi nhà đấu giá Christie Hồng Kông, gồm có tranh của Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Phan Chánh.

Cuộc đấu giá "20th and 21st Century Art Evening Sale" do nhà đấu giá Christie Hồng Kông tiến hành khá thu hút sự quan tâm của người yêu hội họa Việt Nam, bởi có tới 4 tác phẩm của 3 danh họa Việt được đem ra rao bán.

Lê Phổ, Mai Trung Thứ và Nguyễn Phan Chánh là những danh họa hàng đầu trong nền hội họa hiện đại Việt Nam. Tác phẩm của họ đều đã xuất hiện trong top các bức tranh đắt giá nhất của hội họa Việt từng được đem rao bán đấu giá công khai trên thị trường quốc tế.

Đầu năm 2021 này, đã có nhiều tác phẩm hội họa được thực hiện bởi các danh họa Việt Nam được đem ra rao bán đấu giá trên thị trường quốc tế.

Tại cuộc đấu giá "Beyond Legends: Modern Art Evening Sale" do nhà đấu giá Sotheby Hồng Kông tổ chức vào ngày 18/4 vừa qua, 8 bức tranh của các danh họa Việt đã được đưa ra đấu giá và đều đạt những mức giá cao hơn kỳ vọng, thậm chí xác lập kỷ lục.

Gây sửng sốt nhất khi ấy là bức "Chân dung Madam Phương" của họa sĩ Mai Trung Thứ (1906 - 1980). Tác phẩm đạt mức giá 24.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 3,1 triệu USD, tức gần 72,5 tỷ đồng). Đây hiện được xem là mức giá cao kỷ lục trả cho một tác phẩm được thực hiện bởi một họa sĩ người Việt.

Tại cuộc đấu giá "20th and 21st Century Art Evening Sale" do nhà đấu giá Christie Hồng Kông tổ chức vào tối ngày 24/5, lần lượt 4 tác phẩm của 3 danh họa Việt Nam đã được đưa ra rao bán...


 

 Bức
Bức "Thiếu nữ choàng khăn".


Bức "Thiếu nữ choàng khăn" của danh họa Lê Phổ (1907-2001) đã đạt mức giá 8.650.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 1,1 triệu USD; hay 25,6 tỷ đồng).

Trước đó, tác phẩm có mức giá ước đoán do nhà đấu giá Christie Hồng Kông đưa ra ở mức 6,8 tới 8,8 triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ 875.000 USD tới 1,1 triệu USD, hay từ 20 tới 26 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa có kích thước 59.5 x 48.5 cm, được thực hiện vào khoảng năm 1938.

Năm 1938 là một năm đỉnh cao trong sáng tạo hội họa của Lê Phổ. Thời điểm này là lần thứ 2 ông quay trở lại Paris, sau lần đầu lưu lại hồi đầu thập niên 1930.

Những chuyến du hành tới nhiều nước Châu Âu, Châu Á trong giai đoạn trước đó đã đưa lại cho ông những trải nghiệm giá trị, với những tương tác thực tế với giới hội họa phương Đông và phương Tây, đặc biệt là giới họa sĩ tại Việt Nam và Pháp. Chính những cuộc tiếp xúc này đã truyền cảm hứng và để lại dấu ấn trong các tác phẩm của ông, từ cảm hứng sáng tạo tới kỹ thuật vẽ tranh.

Hình ảnh người phụ nữ Việt và chiếc khăn choàng là một hình ảnh trở đi trở lại trong tranh Lê Phổ, đó là nguồn cảm hứng bất tận của ông. Những ký ức về quê hương đưa lại cho ông những cảm hứng riêng độc đáo. không thể nào thay thế trong các tác phẩm hội họa.

Qua các bức họa của mình, Lê Phổ thể hiện rõ niềm nhớ thương quê hương và nguồn cảm hứng bất tận xung quanh hình ảnh người phụ nữ Việt.

Nhà đấu giá Christie Hồng Kông nhận định rằng bức "Thiếu nữ choàng khăn" là một tác phẩm xuất sắc của Lê Phổ với những nét riêng trứ danh thường xuất hiện trong tranh ông. Niềm thương nhớ quê hương được Lê Phổ thể hiện qua cách ông khắc họa rất chính xác các loại cây cỏ, thực vật đặc trưng của quê nhà dù đang ở đất Pháp.

Cách khắc họa cô gái trong tranh tựa như một đóa hoa vươn lên từ những cây lá xung quanh. Xúc cảm của người phụ nữ được đặc tả qua đôi tay tựa trên hàng rào gỗ, một đôi tay bày tỏ nhiều nét tư lự của nội tâm hay là chính nỗi nhớ thương quê nhà của họa sĩ.

Gương mặt cô gái nhiều hoài niệm, giàu xúc cảm, dáng điệu nhiều tâm tư, cô gái không chạm vào cây lá mà khẽ buộc lại nút thắt của chiếc khăn, tất cả động tác đều đậm tâm tư.

Giới chuyên môn tin rằng Lê Phổ thường khắc họa người phụ nữ Việt nhưng ông lồng ghép tâm tư của mình vào nhân vật, tranh của Lê Phổ chứa nhiều ý tứ, tâm tư của tác giả. Trong tranh của ông, người phụ nữ luôn đẹp trang nhã, thuần khiết, chân thành. Ông luôn khắc họa những hình dung đẹp nhất về người phụ nữ Việt, để qua đó thể hiện niềm yêu mến, lòng ngưỡng mộ của chính mình.


 

Bức
Bức "Chiếc bát xanh".


Bức "Chiếc bát xanh" của danh họa Lê Phổ đã đạt mức giá 2.750.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 354.000 USD; hay 8,1 tỷ đồng).

Trước đó, tác phẩm được ước đoán đạt mức giá từ 1,6 tới 2,6 triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ 206.000 USD tới 335.0000 USD, hay từ 4,7 đến 7,7 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước 75 x 44.5 cm, được thực hiện vào năm 1930.

Đây là bức họa được Lê Phổ thực hiện trong năm ông tốt nghiệp trường Mỹ thuật Đông Dương. Lúc này, tên tuổi của ông đã được giới hội họa trong nước biết đến, tác phẩm của ông được đem trưng bày tại Pháp và gây tiếng vang.


 

Bức
Bức "Mona Lisa".


Bức "Mona Lisa" của danh họa Mai Trung Thứ (1906-1980) đã đạt mức giá 5.625.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 724.000 USD; hay 16,7 tỷ đồng).

Trước đó, tác phẩm có mức giá ước đoán từ 2,5 tới 3,5 triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ 322.000 USD tới 450.000 USD, tức từ 7,4 đến 10,3 tỷ đồng). Bức tranh lụa có kích thước 53.5 x 37.5 cm, được thực hiện hồi năm 1974.

Có thể hiểu rằng họa sĩ đã tới chiêm ngưỡng trực tiếp bức "Mona Lisa" của danh họa Leonardo da Vinci tại bảo tàng Louvre ở Paris, Pháp, trong quãng thời gian nhiều thập kỷ ông định cư tại đây. Sau cùng, ông quyết định thực hiện một phiên bản "Mona Lisa" theo phong cách của riêng mình. Tại thời điểm thực hiện bức họa, họa sĩ 68 tuổi và đang ở đỉnh cao trong sự nghiệp nghệ thuật của mình.

Tên tuổi của Mai Trung Thứ trong lĩnh vực hội họa gắn liền với những tác phẩm tranh lụa khắc họa phụ nữ, trẻ em, phong cảnh và cuộc sống thường nhật của đất nước - con người Việt Nam, với những góc nhìn mang đậm hồn Việt.

Về cơ bản, dáng ngồi của nhân vật trong tranh Mai Trung Thứ và trong tác phẩm nguyên gốc của Da Vinci là khá giống nhau, nhưng người phụ nữ trong tranh Mai Trung Thứ nhỏ nhắn hơn, vóc người thon gọn hơn và phản ánh vẻ đẹp của phụ nữ Việt.

Gương mặt của người đẹp Việt cũng bớt đi vẻ bí ẩn và tăng thêm nét mềm mại. Bàn tay nhân vật được quan tâm khắc họa rất mềm mại và thoải mái. Mai Trung Thứ tái hiện dáng dấp của nàng Mona Lisa một cách khá tương đồng.

Trong khi tấm khăn trùm đầu được khắc họa rất nhẹ nhàng trong tác phẩm của Da Vinci, họa sĩ Mai Trung Thứ khắc họa tấm khăn trùm rất rõ rệt trong tác phẩm của mình, người đẹp trong tranh ông mặc một chiếc áo dài.

Phía sau người phụ nữ là một lan can đậm chất phương Đông, phong cảnh khắc họa ở hậu cảnh lấy cảm hứng từ vịnh Hạ Long, một danh thắng nổi tiếng của Việt Nam.

Qua bức họa này có thể hiểu rằng Mai Trung Thứ muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ dành cho Leonardo da Vinci, ông coi mình là một học trò của vị danh họa nổi tiếng thời kỳ Phục Hưng.

Mai Trung Thứ đã rất nỗ lực để đạt tới một sự tương đồng ở mức độ nhất định, dù đương nhiên sẽ có những điều không thể tái hiện lại được, chẳng hạn như nụ cười bí ẩn của nàng Mona Lisa trong bức tranh gốc hay kỹ thuật hòa màu tạo ảo giác mà Da Vinci từng sử dụng.


 

Bức
Bức "Thợ nhuộm".


Bức "Thợ nhuộm" của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984) đã đạt mức giá 4.375.000 đô la Hồng Kông (tương đương hơn 563.000 USD; hay gần 13 tỷ đồng).

Trước đó, tác phẩm đã có mức giá ước đoán từ 2 tới 3 triệu đô la Hồng Kông (tương đương từ 257.000 USD tới 386.000 USD, tức từ 5,9 tới 8,9 tỷ đồng). Tác phẩm tranh lụa được thực hiện vào năm 1931, có kích thước 60.5 x 88 cm.

Bức họa đặc tả cảnh quần áo được đem ra nhuộm lại để chuẩn bị đón Tết. Một nét đời sống xưa cũ được khắc họa trong tranh. Đây là một tác phẩm giàu hoài niệm, những người phụ nữ trong tranh mặc áo nâu, quần đen, đội khăn đen, đi chân đất...

Khắc họa của Nguyễn Phan Chánh luôn chân thực, mộc mạc. Người phụ nữ trong tranh ông đối lập với những người phụ nữ quý phái, thanh cao xuất hiện trong tranh của hai họa sĩ cùng thời là Lê Phổ và Mai Trung Thứ.

Tác phẩm "Thợ nhuộm" của Nguyễn Phan Chánh mang những nét đặc trưng trong phong cách hội họa của riêng ông, đồng thời là những ký ức, xúc cảm khó quên về một tuổi thơ nghèo khó mà ông từng trải qua.

Nguyễn Phan Chánh là một cá tính độc đáo trong thế hệ họa sĩ đầu tiên tốt nghiệp từ trường Mỹ thuật Đông Dương, nếu tìm về xuất thân của ông, người xem sẽ hiểu được thêm rất nhiều về tác phẩm của ông.

Nguyễn Phan Chánh sinh ra trong một làng quê nghèo ở Hà Tĩnh, tuổi thơ và những ký ức nghèo khó đưa lại cho ông cách nhìn nhận và tiếp cận khác khi bước vào thế giới hội họa. Ông luôn theo đuổi vẻ đẹp của sự giản đơn trong hội họa, ông thích sử dụng nghệ thuật "chiaroscuro" (phối hợp màu sáng - tối) trong các tác phẩm của mình.

Bức tranh "Thợ nhuộm" khắc họa một nếp sống thôn quê, mộc mạc. Màu đen được sử dụng khá nhiều trong tranh, đó là màu khăn, màu quần, màu nước nhuộm bên trong chậu và một ít màu vương vãi ở bên ngoài.

Những dòng thư pháp xuất hiện trong tranh thể hiện nét tư duy thẩm mỹ của họa sĩ. Trong tranh có đề một bài thơ, đại ý nói về thời điểm cuối đông, đầu xuân, tiết trời và cảnh vật sắp đổi khác, đó cũng là lúc người ta chuẩn bị quần áo đón Tết.

Qua phong cách hội họa của Nguyễn Phan Chánh có thể thấy quan niệm của ông về thế giới quanh mình, ông không coi những điều xưa cũ là lỗi thời, lạc hậu, thậm chí, ông không hề có ý định đi tìm những cái mới mẻ, hiện đại, hào nhoáng, bóng bẩy để đưa vào tranh mình.

Nguyễn Phan Chánh luôn tìm về quá khứ, tìm về với những gì chân quê, xưa cũ. Đối với ông, không gì thay thế được những hình ảnh thôn quê dung dị, mộc mạc ấy. Ông chỉ "một mực" khắc họa đời sống dung dị trong tranh mình.

 

https://danviet.vn/danh-hoa-viet-co-tranh-vuot-nguong-3-trieu-usd-ky-luc-van-chua-the-xo-do-20210525064241868.htm
 

Theo Bích Ngọc (Christie/Sotheby/dantri.com.vn/Dân Việt)
 

Có thể bạn quan tâm

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

Thơ Đào An Duyên: Ngàn sau

(GLO)- Không chỉ là một lời nói về tình yêu, "Ngàn sau" của tác giả Đào An Duyên còn là một tác phẩm thơ triết lý, khẳng định sự bất tử, trường tồn của những xúc cảm chân thật qua biến động của thiên nhiên và cuộc sống.

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

Thơ Lê Vi Thủy: Tinh khôi mùa xuân

(GLO)- "Tinh khôi mùa xuân" của Lê Vi Thủy thể hiện cảm xúc tươi mới, ngọt ngào của mùa xuân và tình yêu trong sáng, thuần khiết. Từ hình ảnh thiên nhiên gần gũi như "cánh hoa trắng", "giọt sương ban mai" đến những ẩn dụ về tình yêu, tất cả đều mang lại cho người đọc cảm giác ấm áp, đầy hy vọng.

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

Thơ Vân Phi: Ngõ xanh

(GLO)- Bài thơ Ngõ xanh của tác giả Vân Phi khắc họa một không gian thiên nhiên thanh bình của làng quê, nơi có mẹ cha và những điều thân thuộc nhất. Mỗi hình ảnh trong thơ như một lời nhắc nhở về sự quan trọng của gia đình, quê hương và những ký ức đẹp mà ta luôn cất giữ trong trái tim mình.

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

Khúc ca mùa xuân đoàn tụ

(GLO)- Mỗi lần nghe lại ca khúc “Sông Đakrong mùa xuân về” của nhạc sĩ Tố Hải, lòng tôi lại dạt dào xúc cảm và không thôi nghĩ về dòng chảy của những đoàn quân hào hùng ra trận để đem về mùa xuân đoàn tụ của một dân tộc anh hùng.

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

Thơ Phạm Đức Long: Tản mạn Pleiku

(GLO)- Pleiku hiện lên trong bài thơ của tác giả Phạm Đức Long như một vùng đất đầy bí ẩn, vừa thực vừa ảo, vừa hùng vĩ vừa mộng mơ. Những câu từ mang đến cho người đọc cảm giác như đang lạc vào không gian trữ tình, đầy sức sống, thôi thúc họ khám phá và trải nghiệm.

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

Nhà văn Đỗ Tiến Thụy “về nhà”

(GLO)- Khi tôi và nhà thơ Hương Đình “mở tiệc” chia tay Đỗ Tiến Thụy ra Hà Nội học Trường Viết văn Nguyễn Du thì anh là Thượng úy, công tác tại Sư đoàn 10 (Quân đoàn 3). Ấy là năm 2002. Tháng 11 năm nay, khi trở “về nhà”, anh đã mang hàm Đại tá, Trưởng ban Văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

Nhóm tác giả thuộc Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Xây dựng AVIEW giành giải nhất, nhì cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu”

(GLO)- Ngày 16-12, UBND tỉnh Gia Lai có quyết định Phê duyệt kết quả cuộc thi “Sáng tác mẫu phác thảo Tượng đài Tây Sơn Tam Kiệt và Phù điêu” thuộc dự án Phong trào nông dân Tây Sơn trên đất Gia Lai (Tây Sơn Thượng đạo).

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ cách viết '3 trong 1' ở 'Tiệm sách của nàng'

Trong số các tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, đã có nhiều tựa sách đề cập đến nhân vật nữ cá tính như: Nữ sinh, Những cô em gái, Út Quyên và tôi… nhưng đây là lần đầu tiên từ khóa “sách” và “nàng” cùng xuất hiện trên bìa tác phẩm mới, tạo cho bạn đọc sự tò mò thú vị.

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Phương án sắp xếp cơ quan báo chí thuộc Chính phủ và bộ, ngành

Quán triệt nội dung định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW đã xây dựng phương án sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ, trong đó có các cơ quan báo chí thuộc Chính phủ.