“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Về tính tiên phong gương mẫu của cán bộ, đảng viên, Bác Hồ chỉ nói gọn lại như vậy cho dễ hiểu, dễ làm theo. Nhưng trong thực tế, không phải cán bộ, đảng viên nào cũng hiểu và làm theo, kể cả cán bộ, đảng viên làm lãnh đạo, quản lý. Thời gian qua, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý của tổ chức, cơ quan, đơn vị bị xử lý bằng nhiều hình thức đã chứng minh điều đó.

“Thượng bất chính hạ tắc loạn”. Câu thành ngữ ông bà ta đúc kết có thể hiểu là người ở vị trí cấp trên mà làm bậy thì cấp dưới không thể nghiêm túc được. Còn có câu răn dạy “nhà dột từ nóc” cũng để nói lên điều tương tự, là hư hỏng bắt đầu từ trên xuống. Ngay từ ngày đầu Đảng lãnh đạo Nhân dân ta làm công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quan tâm đến việc giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên, đó là: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

Người giải thích rõ: “Cần tức là lao động cần cù, siêng năng, tự lực cánh sinh, lao động có kế hoạch, sáng tạo và có năng suất cao. Phải thấy rõ “Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta”. Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, thì giờ, tiền của của dân, của nước, của bản thân mình, phải biết tiết kiệm từ cái nhỏ đến cái to, không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi. Liêm là luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công, của dân, liêm khiết trong mọi hoàn cảnh, không tham lam, không tham địa vị, không tham tiền tài, không tham sung sướng, không ham người tâng bốc mình. Chính nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn, đối với mình đối với người và đối với việc. Việc thiện thì nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Chí công vô tư: “Khi làm bất cứ việc gì, cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau. Lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ...” (Hồ Chí Minh toàn tập (tập 5) trang 230-249; Hồ Chí Minh toàn tập (tập 7) trang 256-257).

Quang cảnh hội nghị đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV-2023 tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Anh Huy

Quang cảnh hội nghị đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng quý III, triển khai nhiệm vụ quý IV-2023 tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Anh Huy

Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta rất cần một đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là những người đứng đầu và phó của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị là những người thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, là những người “đi trước” để “làng nước theo sau”.

Theo đó, nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước quy định người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước; không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, năng lực công tác; có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, có tính tiên phong, gương mẫu; có tinh thần đoàn kết, trách nhiệm cao trước nhiệm vụ được giao với kết quả tốt; có thái độ công tâm, khách quan và sự tín nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; có ý thức kỷ luật; lãnh đạo, quản lý, điều hành cơ quan, đơn vị thực hiện hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao. Tính tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên phải được thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều đó không thể tự nhiên mà có, mà phải do chính người cán bộ, đảng viên tu dưỡng, rèn luyện hàng ngày, thông qua quá trình phấn đấu không ngừng mới có được.

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Người đảng viên-dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp-ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng... Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo”.

Nhưng trong thực tế, dù trong công tác tổ chức cán bộ làm rất kỹ, từ khâu quy hoạch, đào tạo, rèn luyện và bổ nhiệm, đề bạt... vẫn để lọt vào hàng ngũ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị những thành phần kém về chuyên môn, nghiệp vụ, thoái hóa biến chất về chính trị, đạo đức, lối sống. Khi đã nắm trong tay quyền hành thì không ít cán bộ, đảng viên không chịu tự mình học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức về mọi mặt mà chỉ chăm bẵm vào lợi ích cá nhân, chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, việc gì có lợi cho bản thân, gia đình thì ra sức làm, làm trái ngược với lời dạy của Bác: “Muốn cho dân yêu, muốn được lòng dân, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh”.

Đáng tiếc, trong hàng ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương đã có nhiều người quên đi hoặc cố tình quên đi những lời dạy của Bác, quên đi những nhiệm vụ của người đảng viên mà Điều lệ Đảng đã quy định, quên đi tính tiên phong, gương mẫu của người cán bộ, đảng viên, trong khi hàng chục năm qua, Đảng ta liên tục có những chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, vận động toàn Đảng học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến, “tự chuyển hóa” trong nội bộ đã xác định một trong những hạn chế của công tác xây dựng Đảng thời gian qua, đó là: “Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền, chưa thật sự sâu sát thực tế cơ sở”.

Điều này cho thấy, tính tiên phong, gương mẫu, “tính đi trước” của cán bộ, đảng viên, nhất là đảng viên là người đứng đầu của các cơ quan, đơn vị, của các tổ chức Đảng từ cơ sở đến trung ương giữ vai trò quan trọng trong quá trình giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; là một yêu cầu không thể thiếu để giữ vững sự tồn tại và phát triển bền vững của tổ chức Đảng như Điều lệ Đảng đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, của Nhân dân lao động và của dân tộc.

Có thể bạn quan tâm

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

Đối thoại để tạo đồng thuận xã hội

(GLO)- Thời gian qua, việc tiếp xúc, đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với người dân đã được triển khai một cách hiệu quả. Đây là giải pháp hữu hiệu để nắm bắt và giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc trong dân, từ đó tạo đồng thuận trong xã hội.
Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

Cuộc thi tìm hiểu 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ: Bồi đắp niềm tự hào dân tộc từ dấu son lịch sử

(GLO)- Giáo dục truyền thống, ý chí tự lực tự cường, nêu cao lòng tự hào, tự tôn dân tộc… là hiệu ứng mang lại từ cuộc thi tìm hiểu “70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh-Ngày truyền thống bộ đội Trường Sơn (19/5/1959-19/5/2024)”.

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

Người có uy tín chung sức xây dựng quê hương

(GLO)- Những năm qua, tỉnh Gia Lai luôn quan tâm xây dựng đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), phát huy vai trò của người có uy tín trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng-an ninh, xây dựng củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.