Đàn bò hơn 40.000con khiến cha con ông Trần Bắc Hà bị bắt giờ ởđâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một nông trại nuôi bò được đầu tư ngàn tỷ giờ biến thành cánh đồng chuối, nhiều người đặt dấu hỏi "đàn bò hơn 40.000 con được mua về chăn nuôi giờ ở đâu?"
Nông trại bò ngàn tỷ không một tiếng bò kêu
Chiều 30/3, nhóm PV VTC News tìm đến công ty chăn nuôi Bình Hà nằm trên 2 huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) để ghi nhận tình hình sản xuất kinh doanh tại đây sau thông tin khởi tố hàng loạt người liên quan đến công ty này, trong đó có bố con ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV).
 
Vườn chuối hàng trăm ha ở nông trại bò vang tiếng một thời.
Vượt qua con đường đất gồ ghề, len lỏi sau những quả đồi sâu tít tận bóng núi, chúng tôi cũng tìm đến được nông trại bò vang tiếng một thời ở nơi đây.
Khác với suy nghĩ của chúng tôi về cánh đồng xanh mướt với những chú bò thẩn thơ gặm cỏ trong ráng chiều, cả vạt đồi nằm trong thung lũng này không còn cỏ, cũng không có bò, thay vào đó là bạt ngàn chuối xanh.
Phía ngoài khu nông trại nhếch nhác, vắng bóng người, không một tiếng bò khiến cho khung cảnh nơi đây càng đìu hiu buồn bã.
Nhờ có tấm biển bằng bê tông ghi dòng chữ "Trung tâm điều hành của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà" khá hoành tráng trước cổng mới khiến người ta hình dung nổi nơi đây từng được đầu tư lớn không kém bất cứ một nông trường bò nổi tiếng nào.
Chia sẻ với chúng tôi, ông Võ Tá Long - bảo vệ của công ty Bình Hà cho biết, hiện tại các phòng ban của công ty đã ngừng hoạt động, chỉ còn bộ phận công nhân chăm sóc chuối với diện tích gần 200 ha là còn duy trì.
Chúng tôi xin phép được vào sâu để tham quan nơi chăn nuôi bò trước đây, tận mắt chứng kiến hàng ngàn m2 nhà xưởng chăn nuôi bò bằng sắt thép đã bị bỏ hoang, không còn một con bò. 
 
 Khung cảnh hoang tàn, đổ nát ở khu chăn nuôi.
Nhiều khu chăn nuôi được đầu tư hàng trăm tỉ bị hỏng hóc, hoen gỉ được tháo dỡ nằm ngổn ngang  như một bãi phế liệu.
Theo quan sát của chúng tôi, nhiều khu chuồng trại đã không được thực hiện đúng chức năng từ nhiều năm. Quy mô chuồng trại hoành tráng nhưng mọi thứ đều trống không, cũ kỹ.
Một người dân tại xã Cẩm Mỹ xuất hiện trong khu trồng chuối chia sẻ với phóng viên, công ty Bình Hà đã chuyển sang trồng chuối từ 1-2 năm nay. Tuy nhiên, việc trồng chuối này cũng không hiệu quả. 
"Thật tiếc cho một dự án lớn. Chúng tôi cứ nghĩ sẽ được đổi đời nhờ dự án này, vậy mà không ngờ nó lại bi thảm thế này...", người nông dân thẫn thờ nói.
 
Tấm biển của Trung tâm điều hành của Công ty cổ phần chăn nuôi Bình Hà dựng trước cổng vườn chuối.
Đàn bò hơn 40.000 con đi đâu?
Để tìm hiểu rõ hơn về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, chúng tôi tìm cách liên hệ với ông Võ Phi Long - Phó Giám đốc Công ty CP chăn nuôi Bình Hà.
Trả lời qua điện thoại, ông Long cho biết công ty đã ngừng chăn nuôi bò từ cuối năm 2018 và chuyển sang trồng chuối với diện tích gần 210ha, thời điểm hiện tại công ty vẫn còn 150 người đang thực hiện nhiệm vụ kinh doanh sản xuất ở đây.
Trước nghi vấn về việc số bò hàng chục ngàn con bỗng dưng biến mất, ông Long nói: "Từ khi đưa vào hoạt động đến nay công ty nhập về khoảng 43.000 con bò. Số bò này sau thời gian chăn nuôi đã được xuất bán thành thành nhiều đợt.
Đến đầu năm 2017 thì công ty ngừng nhập bò và chỉ còn 2.000 con. Đến năm 2018 thì công ty tiếp tục xuất bán gần 1.000 con. Thời điểm cuối năm 2018, Ngân hàng BIDV đứng ra bán gần 1.000 con bò còn lại với số tiền gần 15 tỷ đồng."
Ông Long chia sẻ, do khó khăn đầu ra, đầu vào, nhân sự lãnh đạo công ty có nhiều biến động, nguồn vốn huy động khó khăn, từ năm 2017 ngân hàng ngừng giao dịch nên công ty như "rắn mất đầu", kinh doanh đình trệ và phải chuyển sang phương án trồng chuối.
"Hiện nay công ty vẫn đang duy trì được sản xuất, lương cơ bản của công nhân bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng. Phương án lâu dài thì công ty đã có báo cáo gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh để xin giải pháp", ông Long nói.
 
Khu chuồng trại chăn nuôi được đầu tư hàng trăm tỷ đồng nhưng không có bóng dáng một con bò nào.
 
Nhiều khu chăn nuôi bị hỏng hóc, hoen gỉ được tháo dỡ nằm ngổn ngang như một bãi phế liệu.
 
Khu chăn nuôi bò bị bỏ hoang sau khi được đầu tư hàng trăm tỷ đồng.
Số phận bi thảm của nông trại bò ngàn tỷ
Từ năm 2015 Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt của Công ty Bình Hà với hơn 4.500 tỉ đồng, trên diện tích hơn 2.163ha thuộc hai huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh. Với sự ủng hộ của ông Trần Bắc Hà, BIDV đã chấp thuận cho Công ty Bình Hà vay 3.162 tỉ và đến đầu năm 2016 đã giải ngân 810 tỉ đồng.
Sau đó dự án này được nâng lên đến 1 tỉ USD, quy mô lên 254.200 con bò/năm trên diện tích 5.000ha đất, dự kiến tạo việc làm cho khoảng 3.000 lao động, lợi nhuận bình quân đạt 1.000 - 1.500 tỉ đồng.
Sau khi được BIDV giải ngân vốn, Công ty Bình Hà đã xây 65 chuồng trại, 19 hệ thống kho chứa và các công trình phụ trợ trên 68ha đất, trồng 678ha cỏ để nuôi bò...
Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh cho biết, từ tháng 5/2015 đến tháng 6/2017, Công ty Bình Hà đã nhập về 43.387 con bò thịt để nuôi béo. Năm 2018, số bò chỉ còn 782 con, trong khi năm 2016 lỗ hơn 200 tỉ đồng.
Liên quan dự án nuôi bò Bình Hà, mới đây Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, đồng thời khám xét nơi ở đối với ông Trần Duy Tùng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn An Phú là con trai của ông Trần Bắc Hà, Nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).
Cùng bị khởi tố với ông Trần Duy Tùng là ông Trần Anh Quang, Đinh Văn Dũng và ông Thái Thành Vinh, ba cổ đông sáng lập của Công ty Bình Hà.
Ông Dũng bị khởi tố cả hai tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; hai người còn lại bị khởi tố điều tra tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Riêng ông Dũng từng bị Công an Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam vì đã có hành vi cấu kết nâng khống khối lượng, chiếm đoạt tài sản với số tiền trên 100 tỉ đồng khi thực hiện dự án trại chăn nuôi Bình Hà.
 
Ông Trần Duy Tùng (trái) và ông Trần Bắc Hà (phải) trong một sự kiện chung với đối tác nước ngoài.
Theo báo Tuổi trẻ, Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh có 3 cổ đông sáng lập gồm các ông Đinh Văn Dũng (Gia Lai) nắm 45% vốn cổ phần, ông Thái Thành Vinh (TP.HCM) 30% và ông Trần Anh Quang (Bình Định) 25% còn lại.
Ông Quang, trước đó là chủ tịch HĐQT của Công ty CP Tập đoàn An Phú, khi trở thành tổng giám đốc của Công ty Bình Hà thì nhường lại chức chủ tịch cho ông Trần Duy Tùng.
Khi giới thiệu dự án chăn nuôi bò ở Hà Tĩnh, dù BIDV và An Phú không chính thức là chủ đầu tư hoặc có cổ phần tại dự án chăn nuôi bò thịt, bò sữa của Công ty Bình Hà, nhưng hai cái tên này, cùng với Hoàng Anh Gia Lai, luôn góp mặt và các đơn vị này cũng có nhiều buổi làm việc, gửi văn bản qua lại với tỉnh Hà Tĩnh trong quá trình chuẩn bị cũng như đầu tư dự án.
Một lãnh đạo tỉnh Bình Định cho biết, trên thực tế ông Trần Duy Tùng đóng vai trò giống như chủ tịch HĐQT của Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh.
Cũng thông tin trên Tuổi Trẻ, sai phạm của ông Tùng trong vụ án này là đã tự ý bán bò của dự án, thu tiền sử dụng cá nhân mà không báo cáo.
Điều đáng nói là một tháng sau khi Công ty Bình Hà tại Hà Tĩnh ra đời, một công ty khác cùng tên cũng được thành lập tại Quy Nhơn, Bình Định, cũng do chính 3 cổ đông nói trên sáng lập.
Công ty này dự tính sẽ phát triển một dự án chăn nuôi bò "khủng" tại Bình Định, tổng vốn 3.600 tỉ đồng, quy mô 100.000 con bò. 
Năm 2015, Bình Định đã có văn bản đồng ý chủ trương đầu tư, giới thiệu một địa điểm cho dự án với diện tích khoảng 5.080ha. Tuy nhiên, do phần lớn diện tích là đất của dân, giải phóng mặt bằng khó khăn, nên sau đó Công ty Bình Hà không đầu tư triển khai gì.
Phan Ấn- Trần Lộc (VTC News)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.