Đak Pơ: Nguy cơ mất mùa mía vì nắng hạn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Nắng hạn kéo dài trong thời gian qua làm cho nhiều diện tích mía trên địa bàn huyện Đak Pơ, Gia Lai bắt đầu chết khô. Tình trạng này khiến nhiều nông dân đối mặt với nguy cơ thất thu trong niên vụ mía 2019-2020.
Ông Đinh Văn Tương-Trưởng thôn Bút (xã An Thành) cho biết, cánh đồng mía lớn làng Bút được triển khai từ năm 2017. Hai năm trước, giá mía giảm mạnh khiến nông dân lỗ nặng, tiền bán mía không đủ để bù vào chi phí sản xuất. Nhiều hộ đã phá mía để chuyển sang cây trồng khác. Năm nay, người dân lại tiếp tục đối diện với khó khăn khi hàng chục héc ta mía đang dần khô lá do nắng hạn. “Từ cuối năm ngoái tới giờ, trên địa bàn không có cơn mưa nào thực sự lớn, chỉ là mưa rào thoáng qua, không đủ độ ẩm cho đất. Thời điểm này mọi năm, mía đã vươn lóng cao hơn đầu người. Nhưng năm nay, do khô hạn, mía không phát triển được, cây vẫn thấp lè tè, chưa có lóng. Nhiều đám bắt đầu khô cháy rồi”-ông Tương buồn rầu nói.
 Nhiều diện tích mía không phát triển nổi do hạn hán. Ảnh internet
Nhiều diện tích mía không phát triển nổi do hạn hán. Ảnh internet
Không chỉ người dân làng Bút mà hàng ngàn nông dân trồng mía ở huyện Đak Pơ cũng đang rơi vào tình cảnh tương tự. Theo tính toán của bà con, nếu không bị hạn hán, năng suất mía có thể đạt 60-70 tấn/ha. Nhưng với tình hình hiện nay, mía chắc chắn giảm năng suất trên 50%, thậm chí nhiều hơn, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Ông Lương Thành Công (tổ 1, thị trấn Đak Pơ) than thở: “Hai năm liên tiếp vừa qua, mía mất mùa, mất giá khiến nông dân điêu đứng.  Năm nay, chỉ còn có khoảng 3 tháng nữa là vào vụ thu hoạch mà nhiều đám mía cây chỉ như bụi sả thì bỏ thôi chứ làm gì nữa. Không có mía để thu hoạch, nông dân chúng tôi cũng không thể nào có tiền trả nợ cho nhà máy”.
Đak Pơ là một trong những vùng nguyên liệu mía lớn ở khu vực phía Đông tỉnh. Toàn huyện có 5.381 ha mía. So với niên vụ trước, diện tích mía của huyện đã giảm trên 2.000 ha do nhiều nông dân bỏ mía để chuyển sang các cây trồng khác. Trước tình hình nắng hạn như hiện nay, các nhà máy đường có nguy cơ sẽ không đủ nguyên liệu cho vụ ép tới, còn nông dân thì trắng tay vì không có mía để thu hoạch.
Ông Nguyễn Hiệp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Pơ-cho hay: “Chúng tôi đã khảo sát và thống kê diện tích cây trồng bị thiệt hại để đề xuất các giải pháp hỗ trợ cho người dân. Theo đó, tính đến ngày 22-8, toàn huyện đã có trên 1.769 ha mía bị ảnh hưởng do nắng hạn. Diện tích này vẫn có khả năng tăng lên trong những ngày tới nếu trên địa bàn không có mưa. Nông dân hiện không có giải pháp nào khác để cứu vãn diện tích mía của mình ngoài việc chờ những cơn mưa. Bởi hiện nay, hầu hết các ao, hồ, bàu đập trên địa bàn huyện đều đã cạn nước. Các hồ chứa cũng chỉ đảm bảo được nước tưới cho một số ít diện tích lúa vụ mùa của bà con”.
 NGUYỄN HIỀN

Có thể bạn quan tâm

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đòn bẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Sau hơn 4 năm triển khai (2021-2025), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo động lực để các địa phương phát triển. Chương trình là đòn bẩy cho sự phát triển vùng đồng bào DTTS.

Giấc mơ của những người tha hương

Giấc mơ của những người tha hương

(GLO)- Khu vực gần Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (thuộc làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ) từng được ví như vùng đất “chó ăn đá, gà ăn sỏi” bởi sự hoang vắng và cằn cỗi. Ấy thế mà với những người dân miền Tây Nam Bộ tha hương, nơi đây trở thành miền đất hứa và cùng xây dựng quê hương thứ hai.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

Cộng đồng chung tay bảo vệ rừng ở Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh

(GLO)- Từ nguồn kinh phí chi trả dịch vụ môi trường rừng, những năm gần đây, Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh đã triển khai giao khoán quản lý, bảo vệ rừng (QLBVR) cho cộng đồng dân cư sinh sống ở vùng đệm; qua đó, tạo sinh kế, giúp người dân cải thiện thu nhập và bảo vệ tài nguyên rừng tốt hơn.

null