Đak Pơ nâng cao chất lượng đàn bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhằm từng bước ổn định sản xuất, tạo cơ hội giảm nghèo cho người dân trên địa bàn, nhiều năm qua, huyện Đak Pơ luôn quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

 Nuôi bò lai giúp nhiều bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ảnh: T.Đ
Nuôi bò lai giúp nhiều bà con nông dân thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Ảnh: T.Đ

Đak Pơ là một huyện thuần nông, đời sống của 90% dân số phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài trồng mía, mì, rau màu thì chăn nuôi bò chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của địa phương. Phát huy tiềm năng lợi thế sẵn có trong lĩnh vực chăn nuôi, huyện Đak Pơ đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi bò, từng bước nâng cao chất lượng đàn bò của huyện.

Phát triển chăn nuôi bò đã và đang tạo ra việc làm ổn định cho người dân, là cơ hội giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ông Đinh Đen (làng Leng Tô, thị trấn Đak Pơ) chia sẻ: “Một thời gian dài, gia đình tôi kiếm sống dựa vào việc canh tác chút đất rẫy, hết vụ lại đi làm công nên luôn thiếu trước hụt sau, cái nghèo cứ đeo bám mãi. Sau khi được hỗ trợ bò giống, cộng với vốn vay, qua một thời gian, đàn bò nhà tôi đã nhân lên được 3 con. Cuộc sống của gia đình đã thoát cảnh nghèo khó”. Tương tự, ông Trần Hoàng Tùng (thôn 3, xã Hà Tam) từ một hộ nuôi heo lâu năm nhưng khi giá heo xuống thấp, thấy thu nhập bấp bênh, ông đã mạnh dạn nuôi thêm bò lai. Nhờ vậy mà kinh tế của gia đình ngày một khá lên, lúc nào trong chuồng cũng có từ 3 đến 4 con bò. Sắp tới, gia đình ông dự định vay vốn ngân hàng để phát triển đàn bò.

Theo thống kê, hiện tổng đàn bò trên địa bàn huyện Đak Pơ có hơn 16.000 con, tỷ lệ bò lai đạt gần 86% với khoảng 13.700 con. Trong đó, khoảng hơn một nửa được nuôi trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đây là tín hiệu đáng mừng, bởi phát triển nuôi bò lai không chỉ tạo ra cơ hội thoát nghèo mà còn giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu. Các hộ biết chủ động tạo ra nguồn thức ăn tại chỗ, tận dụng phân bò để chăm sóc cây trồng, giúp giảm chi phí trong sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế.  

Tại các xã khu vực II, III và các làng đặc biệt khó khăn trên địa bàn, những hộ nuôi bò lai ban đầu đều được hỗ trợ nhiều mặt và được hướng dẫn quy trình kỹ thuật nuôi, trồng cỏ chủ động tạo nguồn thức ăn cho bò. Các hộ chăn nuôi bò còn được tiếp sức từ nguồn tín dụng của Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Đak Pơ và Agribank Đak Pơ. Hàng năm, doanh số cho vay chăn nuôi bò tăng đáng kể, hiện dư nợ cho vay nuôi bò của 2 ngân hàng này chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng dư nợ trên địa bàn.

Ông Đỗ Văn Thế-Giám đốc Agribank Đak Pơ, cho biết: Thông qua các tổ chức đoàn thể, chính quyền địa phương, Chi nhánh đã tổ chức tuyên truyền, vận động để bà con nông dân tiếp cận vốn vay phục vụ sản xuất, đặc biệt là nhu cầu vay vốn nuôi bò lai. Với mức vay bình quân 20-50 triệu đồng/hộ nhưng đồng vốn luân chuyển rất tốt, chứng tỏ việc sử dụng vốn hiệu quả, góp phần tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho người dân.

Để thực hiện chủ trương phát triển đàn bò lai trên địa bàn, huyện Đak Pơ đã có nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đàn. Ông Nguyễn Trường-Chủ tịch UBND huyện Đak Pơ cho biết: Trước đây Trung tâm Giống bò Hà Tam đứng chân trên địa bàn, nay là Trại giống vật nuôi Đak Pơ (thuộc Trung tâm Giống vật nuôi tỉnh) nên Đak Pơ có nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi bò. Trên thực tế, huyện đã tiến hành các giải pháp cụ thể tiến hành lai cải tạo đàn bò qua một số chương trình nên tỷ lệ bò lai trên tổng đàn đạt gần 86%. Huyện xác định phát triển nuôi bò lai là cơ hội tốt để người dân thoát nghèo, nâng cao thu nhập, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, trong thời gian tới, từ các nguồn vốn sự nghiệp, huyện sẽ hỗ trợ cho bà con tập trung nâng cao chất lượng đàn bò.

Thảo Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cú hích cho nông sản Gia Lai

Cú hích cho nông sản Gia Lai

(GLO)- Lần đầu tiên tham gia chương trình OCOP, 5 sản phẩm đến từ Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang (xã Kon Gang, tỉnh Gia Lai) đều đạt OCOP 5 sao cấp quốc gia, đây có thể coi là thành tích chưa từng có tiền lệ.

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

Tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk

(GLO)- Ngày 27-6, Chi cục Lâm nghiệp- Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Gia Lai) tổ chức tập huấn sử dụng hệ thống quản lý văn bản iDesk sau sáp nhập tỉnh. Tham dự có lãnh đạo Chi cục cùng lãnh đạo các phòng chuyên môn, Hạt Kiểm lâm và 3 Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng.

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD. Ảnh: Nguồn internet

Xuất khẩu gạo đạt 2,34 tỷ USD

(GLO)- Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 5-2025, Việt Nam đã xuất khẩu 1,1 triệu tấn gạo, trị giá hơn 573 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, Việt Nam đã xuất khẩu 4,5 triệu tấn gạo, trị giá 2,34 tỷ USD.

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

Thu nhập hơn 450 triệu đồng từ trồng dứa

(GLO)- Chị Phan Thị Bích Bình-Phó Hiệu trưởng Trường Mẫu giáo xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) là người tiên phong đưa cây dứa mật về trồng ở vùng đất Ia Nhin mang lại thu nhập cao và tạo việc làm cho lao động địa phương.

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

Trồng rau má mang lại thu nhập ổn định

(GLO)- Bắt đầu với một vài bụi rau má, bà Nguyễn Thị Ánh (thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã mở rộng quy mô trồng, chăm sóc theo hướng hữu cơ, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình cũng như tạo việc làm cho lao động địa phương.

null