Đak Pơ: Chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO- Nhằm chủ động phòng ngừa dịch cúm gia cầm, UBND huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã chỉ đạo các ngành và địa phương tăng cường triển khai các biện pháp vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường tại các cơ sở chăn nuôi, khu vực chợ, cơ sở giết mổ, kinh doanh gia cầm trên toàn địa bàn. 
Gia đình ông Nguyễn Văn Thao (thôn Hòa Phú, xã Phú An) nuôi gà đã hơn 10 năm, mỗi năm khoảng 1.500 con, chia thành 3 lứa. Nuôi nhốt gia cầm với số lượng lớn nên ông Thao rất chú trọng đến việc phòng ngừa dịch bệnh. Ông cho hay: Gia đình đang nuôi hơn 500 con gà, vịt. Mỗi tháng 1 lần, ông lấy lá cây rải đều trên nền chuồng rồi hun lửa để tiêu diệt các mầm bệnh, nhất là các loại vi rút kháng thuốc. Ngoài ra, gia đình thường xuyên vệ sinh chuồng trại, quét dọn 2 ngày/lần; phun thuốc sát trùng 1 tuần/lần; rải trấu hoặc men sinh học trên nền để hạn chế phát sinh dịch bệnh. 
 Các hộ chăn nuôi chủ động phòng ngừa dịch bệnh bằng cách rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng. Ảnh: N.M
Các hộ chăn nuôi chủ động phòng ngừa dịch bệnh bằng cách rắc vôi bột và phun thuốc sát trùng. Ảnh: N.M
“Khi mua con giống, tôi luôn lựa chọn những cơ sở có uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sau đó, đàn gà được duy trì chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại thức ăn như tỏi, rau, côn trùng để tăng sức đề kháng; được tiêm vắc xin ngừa bệnh theo từng độ tuổi. Bên cạnh đó, chuồng trại nuôi nhốt đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông”-ông Thao chia sẻ kinh nghiệm.
Tương tự, đàn vịt 2.500 con của ông Nguyễn Văn Thương (thôn Tân Phong, xã Tân An) cũng được chăm sóc kỹ càng. Ông cho biết: “Gia đình tôi nuôi vịt sinh sản. Cứ 6 tháng, tôi tiêm vắc xin ngừa bệnh cho đàn vịt 1 lần. Mỗi sáng, tôi cho vịt ăn cám tổng hợp rồi lùa ra ao, sông tắm. Ngoài được bơi lội thoải mái, chúng còn bắt cua, ốc, tìm thêm rau, cỏ để ăn. Nhờ nguồn thức ăn đa dạng, đàn vịt khỏe mạnh, ít bệnh. Hàng tuần, gia đình tôi tự đi mua thuốc sát trùng về phun; 3 tháng/lần rắc vôi bột ở trong và ngoài khu vực chăn nuôi”.
Là một trong những địa phương có số lượng đàn gia cầm nhiều nhất của huyện Đak Pơ, xã Tân An đang quyết liệt triển khai công tác phòng ngừa dịch bệnh. Ông Nguyễn Văn Minh-Chủ tịch UBND xã-cho hay: Toàn xã có hơn 20.000 con gia cầm, chủ yếu là nuôi nhỏ lẻ, chỉ có 2 hộ nuôi tập trung với khoảng 4.000 con vịt. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, xã tăng cường tuyên truyền người dân chủ động phòng ngừa bằng cách phun thuốc sát trùng và rắc vôi bột; thường xuyên quét dọn, vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, rác để đốt hoặc chôn lấp. Khi đàn gia cầm có biểu hiện bệnh, chết, người dân nên báo ngay cho xã để có biện pháp phòng ngừa, tránh lây lan; không ăn thịt gia cầm bị bệnh, chết. Xã cũng chỉ đạo cán bộ thú y bám sát cơ sở, kịp thời nắm bắt tình hình chăn nuôi, dịch bệnh để đề ra biện pháp phòng-chống hiệu quả. Hiện nay, xã đang tiến hành phun thuốc tiêu độc, khử trùng tại khu vực chợ, khu chăn nuôi lớn, các giao lộ có đông người và xe cộ qua lại.
 Dùng lửa hun là cách phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gà của gia đình ông Nguyễn Văn Thao (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Dùng lửa hun là cách phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gà của gia đình ông Nguyễn Văn Thao (thôn An Hòa, xã Phú An, huyện Đak Pơ). Ảnh: Ngọc Minh
Toàn huyện Đak Pơ hiện có trên 62.000 con gia cầm, trong đó, đàn gà trên 54.000 con, đàn vịt trên 6.400 con, còn lại là ngan và ngỗng. Bà Trương Thị Thiên Lý-Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện-cho biết: Để chủ động phòng-chống dịch bệnh trên đàn gia cầm, huyện đã triển khai nhiều biện pháp có trọng tâm, trọng điểm trên từng địa bàn, khu vực chợ, khu vực chăn nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền tới người dân, đặc biệt là chủ hộ chăn nuôi nâng cao ý thức phòng-chống dịch bệnh. Trung tâm cũng đã cấp 245/300 lít hóa chất Benkocid cho 8 xã, thị trấn và 2 đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn để phun tiêu độc, khử trùng đợt 1 từ ngày 14 đến 29-2. Ngoài ra, huyện cũng xuất kinh phí 60 triệu đồng để mua bình phun động cơ, trang bị quần áo bảo hộ và thành lập đội phun hóa chất. 
 “Thời điểm này, trên địa bàn huyện Đak Pơ chưa phát hiện dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Các cơ sở chăn nuôi, giết mổ và khu vực chợ đều thực hiện tốt công tác phòng ngừa dịch bệnh. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đang tích cực triển khai nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan, đảm bảo cho đàn gia súc, gia cầm sinh trưởng, phát triển tốt. Công tác phối hợp, thông tin giữa Trung tâm và các xã, thị trấn được thực hiện thường xuyên để kịp thời xử lý các tình huống nếu có”-bà Lý thông tin thêm.
NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Hồ Ku Tong (xã Ia Pếch, huyện Ia Grai) đã gần cạn kiệt nguồn nước. Ảnh: Q.T

Gồng mình ứng phó với nắng hạn

(GLO)- Dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt và nắng nóng kéo dài trong nhiều tháng qua khiến mực nước tại các sông, suối, ao, hồ, đập dâng trong tỉnh Gia Lai giảm mạnh, nguy cơ xảy ra hạn hán trên diện rộng là rất lớn.

Thành viên HTX Dịch vụ nông nghiệp Ia Tô (xã Ia Tô, huyện Ia Grai) mong muốn được hỗ trợ, kết nối tiêu thụ nông sản. Ảnh: H.D

Ia Grai: Hợp tác xã chủ động tìm đầu ra cho sản phẩm

(GLO)- Nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) đã chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, để sản phẩm mới có được chỗ đứng ổn định trên thị trường, các HTX rất cần sự hỗ trợ của chính quyền và ngành chức năng địa phương.

Anh Trương Văn Sơn (bìa trái, thôn Thắng Lợi 2, xã Ia Sol) giám sát nhân công thu hoạch diện tích khoai lang của gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Nông dân Phú Thiện trúng mùa khoai lang

(GLO)- Những ngày này, nông dân huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đang bước vào cao điểm vụ thu hoạch khoai lang. So với năm ngoái, vụ khoai lang năm nay được mùa, được giá, nông dân thu lời bình quân trên 130 triệu đồng/ha.

Ông Trần Đình Tuấn (thôn 5, xã Ia Tô, huyện Ia Grai) cho biết, 3 ha điều của gia đình chỉ cho thu khoảng hơn 2 tấn. Ảnh: L.N

Nông dân kém vui vì năng suất điều giảm sâu

(GLO)- Mặc dù giá tăng cao nhưng người trồng điều trong tỉnh Gia Lai vẫn kém vui vì mất mùa. Nguyên nhân do vào thời điểm điều ra hoa thì gặp trời mưa, không khí lạnh kéo dài, sương muối làm hư hoa, tỷ lệ đậu quả đạt thấp.

Người dân nhận khoán bảo vệ rừng (thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đông Bắc Chư Păh) phát dọn thực bì. Ảnh: N.D

Giao khoán bảo vệ rừng: Lợi ích kép

(GLO)- Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị chủ rừng tại Gia Lai đẩy mạnh triển khai khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư, hộ gia đình sinh sống gần rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích kép khi công tác quản lý, bảo vệ rừng được siết chặt và người dân nhận khoán có thêm thu nhập.

Khu vực Đông Nam tỉnh đang vào mùa cao điểm thu hoạch thuốc lá. Ảnh: V.C

Đầu tư nâng cao giá trị cây thuốc lá

(GLO)- Khi giá nhiều loại nông sản biến động thất thường thì giá thuốc lá luôn giữ ổn định trong nhiều năm qua. Nhờ liên kết đầu tư cũng như ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất, chất lượng thuốc lá được nâng cao, mở ra cơ hội xuất khẩu trong tương lai.

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

Krông Pa tạo động lực để đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo

(GLO)- Từ nguồn kinh phí của các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), huyện Krông Pa đã triển khai hỗ trợ sinh kế để tiếp thêm động lực giúp hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

Triển vọng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính

(GLO)- Gần 3 năm qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao 360 (xã Trang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã áp dụng mô hình trồng chanh dây trong nhà kính. Bước đầu, mô hình đã mang lại lợi ích kép khi chanh dây đạt năng suất cao, cho thu hoạch quanh năm.

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

Phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững

(GLO)- Với sự đồng hành của chính quyền địa phương, những năm gần đây, ngành mía đường Gia Lai có mức tăng trưởng tương đối ổn định. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân cộng đồng trách nhiệm xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững.