Gia Lai cảnh giác với dịch cúm gia cầm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Song song với việc phòng-chống dịch Covid-19, công tác phòng ngừa dịch cúm gia cầm A/H5N1 đang được các ngành, địa phương và người dân tập trung triển khai quyết liệt.
Thông tin từ Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT), cả nước đã xuất hiện 8 ổ dịch cúm A/H5N6 tại các tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Ninh và TP. Hà Nội với 31 ngàn con gia cầm bị tiêu hủy. Nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm là rất lớn. Trước tình hình đó, Thủ tướng Chính phủ đã có Công văn số 167/TTg-NN về chủ động phòng-chống dịch cúm gia cầm A/H5N1 trên gia cầm và trên người. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã có Công điện khẩn số 735/CĐ-BNN-TY về tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống bệnh cúm gia cầm.
   Phun thuốc tiêu độc khử trùng để ngăn ngừa dịch bệnh.  Ảnh: N.D
Phun thuốc tiêu độc khử trùng để ngăn ngừa dịch bệnh. Ảnh: N.D
Tại địa bàn tỉnh ta, đến thời điểm này chưa phát hiện ổ dịch cúm gia cầm nào. Tuy nhiên, với thời tiết diễn biến phức tạp, phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y thì điều kiện cho mầm bệnh phát sinh là rất cao. Vì vậy, việc chủ động triển khai các biện pháp phòng-chống dịch, không để xuất hiện dịch cúm gia cầm gây thiệt hại cho người chăn nuôi đang được ngành chuyên môn và các địa phương triển khai quyết liệt.
Là một trong những hộ nuôi gia cầm với số lượng lớn, ông Phạm Mẫn (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) chia sẻ: “Gia đình tôi nuôi khoảng 4.000 con gà đẻ trứng. Trước thông tin dịch cúm gia cầm đang xuất hiện tại một số tỉnh phía Bắc, gia đình tôi đã chủ động tiêu độc khử trùng chuồng trại, mua thuốc phòng bệnh cho gà và hạn chế người lạ ra vào trang trại”. Ông Lê Văn Cần (xã Ia Grăng, huyện Ia Grai) cho biết thêm: “Hiện trang trại của tôi liên kết nuôi khoảng 30 ngàn con gà thịt chuẩn bị xuất chuồng. Nhằm bảo vệ đàn gà phát triển ổn định, gia đình thường xuyên rắc vôi bột, tổ chức tiêu độc khử trùng các phương tiện, hạn chế người ra vào trang trại và chỉ có người nhà mới được vào chăm sóc. Đây là một trong những giải pháp nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra”.
Các địa phương trong tỉnh cũng đã chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng-chống dịch cúm gia cầm. Đơn cử, huyện Đak Đoa đã xuất hóa chất Benkocid cho các xã, thị trấn triển khai tháng “Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường” đợt 1-2020 ở những khu vực có nguy cơ cao; lập kế hoạch chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm trên địa bàn. Trước đó, UBND tỉnh cũng đã có Công điện khẩn số 03/CĐ-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng-chống dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh; Sở Nông nghiệp và PTNT có Công văn số 202/SNNPTNT-CCCNTY về phòng-chống dịch bệnh cúm gia cầm A/H5N1; hướng dẫn các địa phương tổ chức tháng “Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường” đợt 1-2020…    
Trao đổi với P.V, ông Dương Ngọc Thanh-Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh-cho biết: Ngành Nông nghiệp và PTNT đang tập trung chỉ đạo các địa phương theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Thường xuyên trao đổi với cơ quan chuyên môn, giám sát chặt chẽ việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm. Xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ trái phép. Cùng với đó, Chi cục đã xuất 3.036 lít hóa chất Benkocid từ nguồn dự trữ của tỉnh cho các địa phương triển khai đồng loạt tháng “Vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường” đợt 1-2020 từ nay đến ngày 29-2. Đồng thời, tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh, chủ động các biện pháp phòng-chống dịch theo hướng dẫn của cấp trên nhằm bảo vệ đàn gia cầm phát triển ổn định, không để dịch xảy ra gây thiệt hại cho người chăn nuôi.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Dựa vào dân để giữ rừng

Dựa vào dân để giữ rừng

(GLO)- Thời gian qua, các địa phương, đơn vị chủ rừng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh triển khai công tác giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và cá nhân sống gần rừng.
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống mì và lúa

(GLO)- Công tác khảo nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn giống mì và lúa năng suất chất lượng cao, kháng bệnh tốt là bước đột phá trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Gia Lai nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản theo hướng bền vững.
Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

Khó khăn trong tiêm phòng vắc xin bệnh dại ở Gia Lai

(GLO)-   Gia Lai đang trải qua cao điểm nắng nóng gay gắt, thời điểm này dễ phát sinh  dịch bệnh động vật trong đó bệnh dại trên đàn chó, mèo là nỗi lo lớn nhất hiện nay.  Giải pháp đẩy mạnh tiêm phòng vắc xin bệnh dại là ưu tiên của các địa phương hiện nay.
Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

Liên kết phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm

(GLO)- Sau khi thành lập năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Kén tằm Gia Lai (thôn Hà Lòng 2, xã Kdang, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã liên kết với người dân phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm. Mối liên kết này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho người dân.

Năm nay, thời tiết khắc nghiệt quá, nắng nóng kéo dài khiến ao, hồ cạn trơ đáy. Ảnh: Gia Hưng

Gia Lai thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng

(GLO)-

Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy phòng-chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh: Tính đến ngày 24-4, trên địa bàn tỉnh đã ghi nhận thiệt hại do hạn hán gần 10 tỷ đồng, với 379,6 ha cây trồng các loại bị thiệt hại.