(GLO)- Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết, nước này đã ghi nhận ca mắc cúm gia cầm đầu tiên kể từ tháng 12-2023. Để ngăn chặn dịch lây lan, khoảng 23.000 con gà tại 1 trang trại ở TP. Putten đã bị tiêu hủy.
Bộ Y tế Campuchia vừa công bố phát hiện trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 là một bé gái 6 tuổi trú tại thôn Chamkar Leav, thuộc xã Prey Koki, huyện Chantrea, tỉnh Svay Rieng.
(GLO)- Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ vừa xác nhận thêm 2 bệnh nhân nhiễm cúm gia cầm H5N1 đều là công nhân làm việc tại các trang trại gia cầm ở bang Colorado.
Nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ phơi nhiễm cúm gia cầm cao hơn đối với công nhân trang trại sữa và cần áp dụng rộng rãi hơn các thiết bị bảo hộ cá nhân như tấm che mặt, khẩu trang và kính bảo vệ mắt.
(GLO)- Ngày 19-5, WHO thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh và hiện đang xác minh virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.
Mẫu sữa chưa vô trùng và mẫu quét dịch mũi, cổ của nhiều con bò sữa ở các trang trại hai bang Texas và Kansas (Mỹ) có kết quả dương tính với cúm gia cầm H5N1.
Virus cúm H5N1 đang lan rộng và ước tính đã giết chết hàng triệu con chim và hàng ngàn thú có vú ngoài tự nhiên trong đợt bùng phát bắt đầu vào năm 2021.
Trong khi dịch viêm phổi cấp do virus corona còn đang diễn biến khó lường thì Trung Quốc lại phát hiện thêm ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại tỉnh Hồ Nam, khả năng lây lan vào nước ta là rất cao. Bên cạnh việc lo đối phó với dịch cúm H5N1 xâm nhập, nhiều địa phương đang dốc sức chặn đứng sự lây lan của ổ dịch cúm gia cầm A/H5N6 vừa bùng phát. Vậy cúm gia cầm H5N6 và H5N1 có điều gì giống và khác nhau?
(GLO)- Cả thế giới đang bị cuốn vào cơn lốc mang tên nCoV. Là quốc gia láng giềng với Trung Quốc, Việt Nam đang khẩn trương, tích cực triển khai nhiều biện pháp khoanh vùng, tiến tới ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm này để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân. Lo lắng vì dịch nCoV nhưng chúng ta cũng không được lơ là với cúm A/H5N1, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng dịch chồng dịch. Đó là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc với tất cả các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường các biện pháp, chủ động phòng, chống dịch cúm A (H5N1) trên gia cầm và ở người.
Theo thông tin của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) và của các nước, từ đầu tháng 1/2020 đến nay, thế giới đã ghi nhận nhiều ổ dịch bệnh cúm gia cầm tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ.
(GLO)- Sáng 2-2, UBND tỉnh Gia Lai đã tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai công tác phòng-chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona (nCoV) gây ra. Cuộc họp do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo phòng-chống dịch bệnh nCoV tỉnh Võ Ngọc Thành chủ trì. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và 17 huyện, thị xã, thành phố.
Mặc dù bị khuyết tật nhưng anh Huỳnh Thanh Tú (45 tuổi, ở đường Nguyễn Thiện Thuật, TP. Kon Tum) vẫn lấy hai bằng đại học và hiện đang thành công với cơ sở nuôi gà bằng dược liệu, được ví là “vua gà“ ở phố núi này.
(GLO)- Thời gian qua, tại TP. Hải Phòng đã xuất hiện ổ dịch cúm A/H5N6. Còn tại một số quốc gia lân cận như Trung Quốc, Campuchia... đã có các ổ dịch cúm gia cầm A/H5N2, A/H5N6, A/H5N8. Vì vậy, tỉnh ta đã chủ động triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm hạn chế việc xâm nhập dịch bệnh và phát sinh ổ dịch trên địa bàn.
Lo ngại dịch cúm A/H7N9 từ Trung Quốc lây lan sang Việt Nam vào dịp cận Tết Nguyên đán này, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT vừa ra công điện khẩn yêu cầu các địa phương cùng các bộ ngành tăng cường các biện pháp phòng, chống cúm gia cầm, ngăn chặn virút cúm A/H7N9 và các chủng viruts cúm nguy hiểm khác xâm nhiễm vào nước ta.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2018.
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay, các chủng virus cúm gia cầm như cúm A/H7N9, cúm A/H5N2, cúm A/H5N8 chưa có ở Việt Nam nhưng luôn có nguy cơ xâm nhập vào trong nước thông qua các hoạt động vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc.
(GLO)- Thời gian gần đây, dịch cúm gia cầm (H5N1) đã xuất hiện tại tỉnh Đak Lak gây nhiều thiệt hại cho người chăn nuôi tỉnh này. Trước diễn biến dịch cúm gia cầm, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Chư Pưh, nơi giáp ranh với tỉnh Đak Lak, đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát chặt chẽ, ngăn chặn không để dịch xâm nhập vào địa bàn huyện.
Ngày 10-5, ông Nguyễn Ngọc Phú-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNN huyện Ea Súp (Đak Lak) cho biết đang tiếp tục tiêu hủy số vịt bị nhiễm cúm H5N1 trên địa bàn.