Đak Pơ: Bảo tồn, gìn giữ di tích Hòn đá ông Nhạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hòn đá ông Nhạc (làng Đê Chơ Gang, xã Phú An, huyện Đak Pơ) thuộc quần thể Di tích Tây Sơn Thượng đạo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia vào năm 1991. Để bảo tồn, gìn giữ di tích, từ năm 2017 đến nay, huyện Đak Pơ (Gia Lai) đã đầu tư xây cổng, xây kè, làm hàng rào bảo vệ.
Từ làng Đê Chơ Gang, theo hướng Đông Nam, qua hồ Tờ Đo ra khu sản xuất của người dân khoảng 2 km sẽ gặp di tích Hòn đá ông Nhạc. Bao quanh di tích là những ruộng rau, rẫy mía, mì xanh mướt. Ông Đinh Văn Cao-Trưởng thôn Đê Chơ Gang-cho hay: Ruộng rẫy này là của bà con trong làng. Tuy trồng trọt bên cạnh di tích nhưng mọi người luôn có ý thức bảo vệ, không ai xâm phạm, phá hoại. Đưa mắt về phía hòn đá, ông Cao kể: Nghe các bậc cao niên truyền lại rằng, ngày xưa có một người đàn ông người Kinh thường đến vùng này mua trầu, có khi ông đổi muối lấy trầu. Lâu dần người ta gọi ông là ông Hai Trầu hay bok Nhạc (Nguyễn Nhạc). Bok Nhạc thường ngồi lên hòn đá đó nghỉ chân. Người làng mình gọi là Đá bok Nhạc. Sau này khi 3 anh em nhà Tây Sơn là Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa, đây cũng là nơi hội họp tướng lĩnh. Dưới lòng suối Chơ Ngao gần đó cũng còn có một hòn đá khá to, được cho là nơi mài kiếm của quân lính nhà Tây Sơn.
 Đá bok Nhạc được chính quyền và nhân dân huyện Đak Pơ gìn giữ và bảo tồn. Ảnh: N.M
Đá bok Nhạc được chính quyền và nhân dân huyện Đak Pơ gìn giữ và bảo tồn. Ảnh: N.M
Theo ông Cao, nhằm thể hiện tấm lòng người dân Bahnar với phong trào Tây Sơn, đặc biệt tưởng nhớ công lao to lớn của Tây Sơn tam kiệt khi lập nên những chiến công hiển hách, quét sạch quân xâm lược Mãn Thanh và tiêu diệt quân Xiêm, dẹp thù trong giặc ngoài, thu giang sơn về một mối, hàng năm, các cụ trong làng chọn một ngày tổ chức lễ cúng tại di tích Hòn đá ông Nhạc. Trải qua hơn 200 năm, Đá bok Nhạc luôn là vật thiêng được dân làng gìn giữ, bảo vệ. 
Năm 2017, huyện Đak Pơ đã tiến hành xây cổng và làm hàng rào bao quanh di tích Hòn đá ông Nhạc với tổng kinh phí gần 50 triệu đồng. Năm 2018, huyện tiếp tục xuất ngân sách 70 triệu đồng để xây sân bê tông, xây bậc cấp và kè chắn đất. Gần đây, huyện đầu tư thêm 70 triệu đồng để xây kè chắn đất phần tiếp giáp với suối Chơ Ngao, tạo thành khuôn viên có diện tích trên 400 m2. 
Hòn đá dười lòng suối Chơ Ngao được cho là nơi mài kiếm của quân lính nhà Tây Sơn. Ảnh: Ngọc Minh
Hòn đá dười lòng suối Chơ Ngao được cho là nơi mài kiếm của quân lính nhà Tây Sơn. Ảnh: Ngọc Minh
Ông Nguyễn Thanh Hiền-Phó Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đak Pơ-cho biết: Trong kế hoạch phát triển du lịch của huyện, Hòn đá ông Nhạc là điểm kết nối với bia đá Chăm (thôn Tư Lương, xã Tân An), Đền tưởng niệm Chiến thắng Đak Pơ và đồi thông Hà Tam nhằm tạo thành tour tuyến phục vụ khách du lịch mỗi lần ghé thăm Đak Pơ. Ngoài ra, Hòn đá ông Nhạc cũng là một trong những điểm du lịch kết nối với các cụm di tích Nền nhà-Hồ nước-Kho tiền ông Nhạc (huyện Kông Chro), Vườn mít-Cánh đồng cô Hầu (huyện Kbang) và Gò Chợ, Gò Kho, Hòn Nhạc, Hòn Tào, Xóm Ké, Miếu Xà... (thị xã An Khê). “Năm 2020, huyện tiếp tục đầu tư cải tạo khuôn viên, trồng cây xanh và đề nghị làm bia di tích. Huyện đã đề xuất với tỉnh xây dựng tuyến đường từ đập Tờ Đo đến khu di tích có chiều dài 2,1 km với tổng mức đầu tư hơn 12 tỷ đồng. Sau khi đường được xây dựng sẽ tạo điều kiện để việc đi lại của người dân cũng như du khách vào tham quan, nghiên cứu thuận lợi hơn, góp phần phát triển du lịch huyện nhà”-ông Hiền thông tin thêm. 
 NGỌC MINH

Có thể bạn quan tâm

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

Di sản người Anh hùng trên đất Tây Nguyên

(GLO)- Giữa cái nắng oi ả của tháng 4, chúng tôi từ TP. Pleiku vượt hơn 70 km về thăm làng Stơr (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai), quê hương của Anh hùng Núp. Nơi đây có nhà lưu niệm mang dấu ấn lịch sử-văn hóa độc đáo, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, tìm hiểu.

Di sản Hán Nôm: Khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

Di sản Hán Nôm khai mở lịch sử văn hóa Gia Lai

(GLO)- Có những trầm tích văn hóa nằm im lìm trong những đạo sắc phong cũ kỹ, tờ khế ước ruộng đất phủ bụi thời gian hay văn tế cổ xưa xướng lên nơi đình làng. Tại Gia Lai, kho báu di sản Hán Nôm ấy đang dần được đánh thức, góp phần khai mở lịch sử văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Làng Mông trên cao nguyên

Làng người Mông trên cao nguyên

(GLO)- Tính đến thời điểm này, những hộ gia đình người Mông đã sinh sống được 42 năm trên cao nguyên Gia Lai. Vùng đất mà họ chọn là xã Ya Hội, huyện Đak Pơ. Theo thời gian, dấu ấn người Mông ngày càng in đậm trên mảnh đất này.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

Phụ nữ làng Groi phát huy nghề dệt thổ cẩm

(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.

Lễ cúng bến nước. Ảnh: M.H

Bến nước buôn Pông

(GLO)- Bến nước, dòng sông cũng như tập tục của bà con Jrai đã trở nên quen thuộc với tôi trong thời gian dài công tác tại ngôi trường bên bờ sông Ba.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

Tục thờ thần Bạch Mã ở vùng Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

Nâng tầm nghề dệt thổ cẩm ở Chư Pưh

(GLO)- Nhờ sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương và các đoàn thể chính trị-xã hội, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào Jrai ở huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) đang có cơ hội để nâng tầm phát triển và khẳng định giá trị trong đời sống hiện đại.

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

Lễ cúng Yă Pum bên bờ sông Ayun

(GLO)- Sau một thời gian dài gián đoạn, UBND xã Ia Peng (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) vừa phục dựng lễ cúng Yă Pum của người Jrai tại thôn Sô Ma Hang A. Đây là hoạt động tâm linh với ý nghĩa xua đuổi tà ma, cầu bình an, sức khỏe cho dân làng.

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

Vua Lửa: Huyền thoại và hiện thực

(GLO)- Chuyện về các Pơtao Apui (Vua Lửa) sở hữu gươm thần có quyền năng hô mưa gọi gió không chỉ là huyền thoại mà gắn với dòng chảy văn hóa, lịch sử của người Jrai ở thung lũng Ayun Hạ (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) suốt nhiều thế kỷ qua.