Đak Đoa tăng cường lãnh đạo phát triển nông-lâm nghiệp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Thường trực Huyện ủy Đak Đoa, tỉnh Gia Lai vừa tổ chức hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khoá XVII (mở rộng), để đánh giá kết quả công tác quý I và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm quý II-2023.

Trong quý I-2023, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đền bù, giải phóng mặt bằng một số dự án, triển khai các công trình xây dựng cơ bản. Tổng thu ngân sách nhà nước của huyện đạt hơn 23,7 tỷ đồng, bằng 28% chỉ tiêu nghị quyết. Vụ Đông Xuân 2022-2023, toàn huyện gieo trồng được 2.517 ha cây ngắn ngày, đạt 102,6% kế hoạch. Các cơ quan chuyên môn tích cực hướng dẫn nhân dân phòng-chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi. Các xã, thị trấn tập trung chỉ đạo công tác phòng chống hạn hán, điều tiết nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Địa phương cũng triển khai kế hoạch giao đất, giao rừng ở xã Kon Gang, Đak Krong...

Bên cạnh đó, Đak Đoa đã tiến hành rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện đồng bộ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023-2025, triển khai hướng dẫn thực hiện, đánh giá Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, kiểm tra thẩm định làng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới năm 2022 đối với các làng O Yố (xã Ia Băng), làng Đak Mong (xã Đak Krong) và thôn Bối (xã Glar); lãnh đạo thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững năm 2023. Đồng thời, tiếp tục có giải pháp vận động người lao động tham gia các lớp đào tạo nghề, tạo cơ sở chuyển đổi ngành nghề và cơ cấu lại lao động trên địa bàn...

Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang huyện Đak Đoa) đầu tư máy móc dây chuyền chế biến hạt tiêu. Ảnh: Thanh Nhật

Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (xã Nam Yang huyện Đak Đoa) đầu tư máy móc dây chuyền chế biến hạt tiêu. Ảnh: Thanh Nhật

Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đak Đoa đã thống nhất nhiệm vụ công tác quý II, trọng tâm là tiếp tục đẩy mạnh nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn, gắn với quản lý tốt các nguồn chi từ ngân sách, tích cực khai thác các nguồn thu. Quản lý, giám sát đầu tư công, bảo đảm các dự án đầu tư phải đúng theo quy hoạch, kế hoạch phê duyệt. Thực hiện chặt chẽ công tác quản lý, giám sát đầu tư công, quản lý Nhà nước trên lĩnh vực đất đai, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản và bảo vệ môi trường, xử lý các hành vi vi phạm...

Huyện tập trung chỉ đạo triển khai các giải pháp phòng, chống hạn; khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân đổi mới phương thức sản xuất, thực hiện áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi. Nhân rộng mô hình liên kết trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng; quản lý chất lượng giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Triển khai Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp huyện Đak Đoa giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng trong mùa khô, chăm sóc tốt các diện tích rừng trồng qua các năm. Đẩy nhanh tiến độ triển khai trồng rừng theo kế hoạch năm 2023. đồng thời, rà soát, đánh giá kỹ thực trạng các xã theo bộ tiêu chí xã nông thôn mới và xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021 - 2025 để có giải pháp phù hợp tổ chức triển khai thực hiện.

Cùng với đó, huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, phối hợp với các cơ quan liên quan của tỉnh tháo gỡ những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư Cụm công nghiệp huyện, rà soát và đề xuất thu hồi các dự án chậm tiến độ hoặc nhà đầu tư không đủ năng lực thực hiện. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch xây dựng chung các xã và quy hoạch chi tiết xây dựng xã Hà Đông. Tiếp tục triển khai các giải pháp phù hợp xây dựng thị trấn Đak Đoa đạt các tiêu chí đô thị loại IV đến năm 2025 và phát triển theo hướng đô thị văn minh, định hướng đến năm 2030. Quán triệt và triển khai thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn huyện. Xây dựng kế hoạch cụ thể hóa và triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.