Đak Đoa: Nâng tầm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), các xã của huyện Đak Đoa, Gia Lai đã lựa chọn những nông sản đặc trưng của địa phương để đầu tư nâng tầm thành sản phẩm OCOP. Hiện tại, toàn huyện đã có 3 sản phẩm hoàn tất hồ sơ gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện. Đây là bước khởi đầu để nâng tầm sản phẩm nông nghiệp của địa phương, từ đó mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đak Đoa là vùng đất có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc trưng như hồ tiêu, cà phê, khoai lang Lệ Cần, măng khô… hay sản phẩm thủ công truyền thống như thổ cẩm, gùi. Trên cơ sở Đề án chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030 mà UBND tỉnh đã phê duyệt, huyện Đak Đoa đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình từ nay đến năm 2020 tại các xã, thị trấn với những sản phẩm được người tiêu dùng biết đến từ nhiều năm nay. Bên cạnh đó, huyện mời chuyên gia về tập huấn, hướng dẫn các xã đăng ký sản phẩm OCOP đánh giá hiện trạng vùng nguyên liệu, xây dựng chuỗi giá trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh, tư vấn xây dựng nhà xưởng đáp ứng nhu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm, củng cố hồ sơ đăng ký tham gia chương trình OCOP…
 Ông Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) bên máy sấy hồng ngoại chế biến các sản phẩm hồ tiêu. Ảnh: N.D
Ông Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) bên máy sấy hồng ngoại chế biến các sản phẩm hồ tiêu. Ảnh: N.D
Mới đây, UBND huyện đã tổ chức hội thảo chương trình OCOP. Tại hội thảo, 15 sản phẩm ở các xã như tiêu Lệ Chí, tiêu đỏ Trần Sơn, khoai lang Lệ Cần, thịt bò khô Huy Vũ, cà phê bột Gia Phú, rượu trắng Hải Yang, gùi Ia Pết, thổ cẩm Glar, tinh bột nghệ và bột trà Hà Bầu, cam và măng ép Kon Gang… đã được trưng bày, giới thiệu với các chuyên gia tư vấn. Đây đều là những sản phẩm được người tiêu dùng gần xa biết đến từ nhiều năm nay và đang được các xã lựa chọn đầu tư nâng tầm thành sản phẩm OCOP.
Theo Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa, trong các sản phẩm nói trên, hiện có 3 sản phẩm đã hoàn tất hồ sơ thủ tục gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện để chấm điểm phân hạng theo Bộ tiêu chí xếp hạng sản phẩm OCOP do Trung ương quy định. Các sản phẩm này gồm: tiêu đỏ Trần Sơn, tiêu sạch Lệ Chí và khoai lang Lệ Cần.
Ông Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang)-chủ cơ sở sản xuất tiêu sấy hồng ngoại Trần Sơn-cho biết: Tôi trồng hồ tiêu đã hơn 10 năm. Thời gian qua, cùng với tổ liên kết trồng hồ tiêu sạch của xã, gia đình đã sản xuất hồ tiêu để hướng đến sản xuất hồ tiêu sạch theo hướng hữu cơ, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân hóa học. Đặc biệt, sản phẩm hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn VietGAP của gia đình tôi và các hộ trong tổ liên kết được thu mua về rồi sấy bằng máy hồng ngoại do tôi tự sáng chế để cho ra các sản phẩm như tiêu đỏ, tiêu xanh, tiêu vàng, tiêu ngũ sắc… Tuy sản xuất theo hướng hữu cơ năng suất không cao nhưng bù lại giá sản phẩm trên thị trường cao hơn rất nhiều so với hồ tiêu thông thường. Cụ thể, giá tiêu đỏ trên thị trường hiện khoảng 300.000 đồng/kg, tiêu ngũ sắc và tiêu vàng tầm 250.000 đồng/kg…
Ông Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) bên các sản phẩm hồ tiêu được chế biến từ máy sấy hồng ngoại tham gia OCOP. Ảnh: N.D
Ông Trần Quang Sơn (thôn 5, xã Nam Yang, huyện Đak Đoa) bên các sản phẩm hồ tiêu được chế biến từ máy sấy hồng ngoại tham gia OCOP. Ảnh: N.D
Cũng theo ông Sơn, thực hiện chương trình OCOP, được sự quan tâm hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, hiện cơ sở của ông đã hoàn tất mọi thủ tục và gửi sản phẩm đến Hội đồng đánh giá cấp huyện để chấm điểm. Mong muốn lớn nhất của ông khi sản phẩm đạt chuẩn OCOP là được Nhà nước hỗ trợ để phát triển sản xuất, quảng bá đến các siêu thị, doanh nghiệp phân phối và người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cho hồ tiêu Việt Nam.
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Kim Anh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đak Đoa-cho hay: Thực hiện chương trình OCOP, thời gian qua, đơn vị phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn của tỉnh và huyện hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp có sản phẩm đăng ký tham gia chương trình; tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho các tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia chương trình để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm, giúp người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến những sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện. “Đến nay, toàn huyện đã có 3 sản phẩm hoàn tất hồ sơ thủ tục gửi Hội đồng đánh giá cấp huyện. Dự kiến ngày 6-9, Hội đồng sẽ tổ chức chấm điểm các sản phẩm này. Hy vọng tất cả các sản phẩm đều đạt đủ số điểm cần thiết để gửi lên Hội đồng đánh giá cấp tỉnh tiếp tục chấm điểm. Đây sẽ là bước khởi đầu để nâng tầm sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương”-ông Anh kỳ vọng.
 NGUYỄN DIỆP

Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã Sản xuất điều Ia Grai thường xuyên tập huấn kỹ thuật sản xuất cho các thành viên và người dân. Ảnh: N.H

“Điểm tựa” của người trồng điều

(GLO)- Với việc tích cực phối hợp tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, cây giống và bao tiêu sản phẩm, Hợp tác xã (HTX) Sản xuất điều Ia Grai (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) đã trở thành “điểm tựa” của bà con nông dân trên địa bàn.

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Điểm sáng xuất khẩu nông sản

Xuất khẩu nông sản năm qua là một trong những mảng sáng của bức tranh kinh tế đất nước, góp phần khẳng định vị thế Việt Nam là một trong những quốc gia xuất khẩu nông lâm thủy sản hàng đầu thế giới.

Hộ ông Rmah Tuân (làng Plei Thơh Ga B, xã Chư Don) mượn giống lúa Đài Thơm 8 để đưa vào sản xuất trong vụ mùa 2024. Ảnh: N.D

Chư Pưh hỗ trợ nông dân gieo trồng giống lúa mới

(GLO)- Vụ mùa 2024, Hội Nông dân huyện Chư Pưh đã triển khai mô hình “Chuyển đổi giống lúa mới”. Theo đó, Hội kết nối với doanh nghiệp cho người dân mượn giống lúa để sản xuất, sau khi thu hoạch thì trả lại. Đây là cách làm mới trong phát triển cây lúa nước của địa phương.

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

Nguy cơ thiếu nước tưới cho cây trồng

(GLO)- Hiện nay, mực nước các sông suối, hồ đập trên địa bàn huyện Chư Sê đang thấp hơn trung bình nhiều năm, nhất là mực nước hồ thủy lợi Ia Ring sau sự cố sụt lún thân đập ở mức khá thấp. Dù huyện đã triển khai nhiều giải pháp chống hạn nhưng nguy cơ thiếu nước tưới vẫn đang hiện hữu.

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

Nông dân ước vọng mùa màng bội thu

(GLO)- Sau những ngày nghỉ Tết, nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã trở lại guồng quay của công việc, bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Ai nấy đều gửi gắm ước vọng vào một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, việc kinh doanh thuận lợi để cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Đổi đời nhờ cây ăn quả

Đổi đời nhờ cây ăn quả

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều nông dân ở Gia Lai đã đầu tư trồng cây ăn quả với khát vọng vươn lên làm giàu. Và, nhiều người trong số họ đã thực sự đổi đời với thu nhập từ vài trăm triệu đồng đến hàng tỷ đồng mỗi năm.

Lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai làm việc với lãnh đạo Công ty về việc hợp tác phát triển ngành nông nghiệp bền vững, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn. Ảnh: H.T

Giống chanh dây Nafoods đạt thương hiệu quốc gia

(GLO)- Sau gần 30 năm đi vào hoạt động, Nafoods Group đã khẳng định uy tín, là một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp bền vững. Mới đây, Nafoods Group được vinh danh thương hiệu quốc gia năm 2024 với dòng sản phẩm cây giống chanh dây chất lượng cao.

Công ty cổ phần Thành Thành Công-Biên Hòa tặng 2 triệu cây xanh cho tỉnh Gia Lai. Ảnh: M.T

Sắc xuân trên vùng nguyên liệu mía Đông Nam Gia Lai

(GLO)- Những ngày cuối năm Giáp Thìn 2024, vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Nông nghiệp AgriS Gia Lai (AgriS Gia Lai) rộn vang tiếng cười của người dân và nhân công thu hoạch khi giá mía tiếp tục duy trì ở mức cao giúp nông dân có lợi nhuận khá.