Đak Đoa đẩy mạnh truyền thông xây dựng nông thôn mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Những năm qua, huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh truyền thông về xây dựng nông thôn mới (NTM) nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ và người dân, qua đó huy động các nguồn lực thực hiện hiệu quả các tiêu chí NTM.

Tân Bình là xã đạt chuẩn NTM đầu tiên của huyện Đak Đoa vào năm 2014. Phó Chủ tịch UBND xã Phan Văn Phương thông tin: Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, xã đã vận động người dân, doanh nghiệp đóng góp về vật chất, ngày công lao động, hiến đất để xây dựng NTM.

Từ đó, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, đời sống người dân ngày càng nâng cao. Hiện nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 65 triệu đồng/năm.

Một góc trung tâm xã Glar, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.D

Một góc trung tâm xã Glar, huyện Đak Đoa. Ảnh: H.D

“Đến nay, kết cấu hạ tầng nông thôn từng bước được hoàn chỉnh; hệ thống điện, đường, trường, trạm đảm bảo chuẩn theo quy định, bước đầu đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của người dân. Xã không còn nhà tạm, nhà dột nát. Địa phương cũng đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của người dân”-ông Phương cho hay.

Thực hiện bộ tiêu chí xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 áp dụng trên địa bàn tỉnh, Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý NTM xã Tân Bình đã tiến hành rà soát, đánh giá 19 tiêu chí để báo cáo các cơ quan có thẩm quyền. Qua đánh giá, xã Tân Bình đạt 17/19 tiêu chí (2 tiêu chí chưa đạt gồm: tiêu chí số 5-trường học; tiêu chí số 18-xây dựng hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật).

Trong 2 tiêu chí chưa đạt, xã phấn đấu đến cuối năm 2024 đạt tiêu chí số 18. Tiêu chí số 5 chưa thực hiện được vì nguồn lực về xây dựng cơ sở vật chất quá lớn, xã phải chờ cấp trên phân bổ. Hiện Tân Bình đã đăng ký đạt chuẩn NTM nâng cao vào cuối năm 2025.

Để đạt mục tiêu đề ra, cấp ủy, chính quyền xã đã thực hiện nhiều giải pháp, trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền. Cùng với đó, tranh thủ các nguồn lực từ Nhà nước và đẩy mạnh huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng NTM.

Trong quá trình xây dựng NTM, nhiều cá nhân đã tích cực tuyên truyền, đi đầu vận động người dân tham gia, điển hình như ông Nguyễn Hữu Trung-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 3.

Ông Trung chia sẻ: “Để người dân hiểu và đồng thuận, tôi phối hợp với cán bộ xã tổ chức họp dân lấy ý kiến và đi vận động từng nhà, từng người. Qua công tác tuyên truyền, người dân đã tích cực đóng góp tiền, ngày công lao động để cùng với địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM”.

Năm 2016, xã Glar “về đích” NTM. Ông Bùi Quang Thoại-Phó Chủ tịch UBND xã-cho biết: Năm 2011, xã Glar bắt tay vào xây dựng NTM. Thời điểm này, cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn. Nhờ nỗ lực của cả hệ thống chính trị, người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng NTM nên tự nguyện đóng góp, cùng làm, cùng giám sát. Nhờ vậy, các tiêu chí xây dựng NTM của xã đều đảm bảo chất lượng đề ra.

Những ngày này, về làng Groi Wêt (xã Glar), chúng tôi thấy rõ niềm vui của người dân nơi đây khi có con đường bê tông mới phẳng lì, sạch đẹp. Đây là thành quả của sự đoàn kết, chung sức đồng lòng.

Trước đây, con đường này xuống cấp, lầy lội vào mùa mưa, gây khó khăn cho việc đi lại của bà con. Khi được tỉnh hỗ trợ kinh phí thực hiện chương trình giao thông nông thôn, tại cuộc họp thôn, người dân đều đồng lòng hưởng ứng; chủ động, tự nguyện hiến đất, góp công, góp tiền giải phóng mặt bằng, triển khai làm đường.

Một góc xã Tân Bình hôm nay. Ảnh: Lê Nam

Một góc xã Tân Bình hôm nay. Ảnh: Lê Nam

Ông Ymil-Trưởng thôn Groi Wêt-cho hay: “Với phương châm “mưa dầm thấm lâu”, công tác tuyên truyền được tiến hành thường xuyên, liên tục; cùng với sự công khai, minh bạch về tài chính và sự động viên, khích lệ kịp thời từ các cấp ủy, chính quyền, địa phương đã huy động nhiều nguồn lực xây dựng đường làng, ngõ xóm. Đến nay, hệ thống giao thông trong làng đã được cứng hóa 100%”.

Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Tiến Dũng-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa-cho hay: Toàn huyện hiện có 8 xã đạt chuẩn NTM gồm: Nam Yang, Tân Bình, Kdang, Hải Yang, Hneng, Hà Bầu, Đak Krong và Glar.

Vừa qua, huyện đã thành lập tổ rà soát thẩm tra hoàn chỉnh hồ sơ. Bước đầu, tất cả 8 xã đảm bảo đủ điều kiện không bị thu hồi quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM theo Quyết định số 18/2022/QĐ-TTg ngày 2-8-2022 của Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, huyện đang đề nghị các sở, ngành của tỉnh thẩm định để ra quyết định công nhận đạt chuẩn NTM đối với 8 xã này.

“Việc duy trì và phát huy những thành quả đã đạt được trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện cùng với những giải pháp đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ các cấp chính quyền và người dân là “chìa khóa” để huyện tiếp tục thực hiện thành công các tiêu chí trong hành trình xây dựng NTM thời gian tới”-Phó Chủ tịch UBND huyện Đak Đoa nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

Người dân xã Chư Gu lưu thông qua cầu tạm. Ảnh: L.N

Người dân xã Chư Gu mong ước cây cầu bắc qua sông Ba

(GLO)- Để rút ngắn thời gian di chuyển đến khu sản xuất, người dân xã Chư Gu (huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã tự làm cầu tạm bắc qua sông Ba. Vì vậy, việc có một cây cầu được đầu tư kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn hơn là mong mỏi của hàng ngàn hộ dân nơi đây suốt nhiều năm qua.

Bà Rơ Ô H’Hieng-Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ buôn Tul (xã Ia Broăi) hướng dẫn em Rơ Ô H’Tra học bài. Ảnh: R.H

Điểm tựa cho trẻ mồ côi

(GLO)- Hưởng ứng chương trình “Mẹ đỡ đầu” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam phát động, từ năm 2021 đến nay, Hội LHPN xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã tích cực triển khai hoạt động hỗ trợ trẻ mồ côi và trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

Pleiku: Xác minh thông tin nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương

(GLO)- Chiều 8-4, Phòng Quản lý an toàn thực phẩm (Sở Y tế Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế TP. Pleiku kiểm tra đột xuất tại Nhóm lớp mầm non tư thục Hoa Hướng Dương (535 Phạm Văn đồng, phường Đống Đa, TP. Pleiku) để xác minh thông tin phản ánh của người dân nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại đây.

Gia đình anh Rơ Châm Nek có nguồn thu khoảng 200 triệu đồng/năm từ trồng trọt. Ảnh: T.D

“Làng Campuchia” trên đất Gia Lai

(GLO)- Gần nửa thế kỷ sau cuộc trốn chạy khỏi nạn diệt chủng Pol Pot để đến định cư ở làng Triêl (xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), cuộc sống của những người dân Campuchia đã ổn định và ngày càng sung túc.

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

Niềm vui từ những căn nhà chữ thập đỏ

(GLO)- Nhằm hiện thực hóa giấc mơ “an cư, lạc nghiệp” cho người nghèo, thời gian qua, các cấp Hội Chữ thập đỏ trong tỉnh Gia Lai đã huy động sự đóng góp của cộng đồng để xây dựng những căn nhà chữ thập đỏ, mang lại niềm vui cho nhiều hộ gia đình.