Đại học Quốc gia Hà Nội công bố đề thi tham khảo đánh giá năng lực

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bài thi gồm 3 phần, các câu hỏi được đánh số lần lượt từ 1-150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn đáp án A, B, C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án.

Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Thí sinh dự kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)



Ngày 14/3, Đại học Quốc gia Hà Nội chính thức công bố đề thi tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực học sinh trung học phổ thông năm 2021.

Bài thi hướng tới việc đánh giá toàn diện năng lực học sinh và gồm 3 phần: Tư duy định lượng có 50 câu hỏi và thời gian làm bài là 75 phút; Tư duy định tính có 50 câu hỏi và thời gian làm bài là 60 phút; Khoa học có 50 câu hỏi và thời gian làm bài là 60 phút.

Các câu hỏi được đánh số lần lượt từ 1-150 gồm 132 câu hỏi trắc nghiệm khách quan với bốn đáp án A, B, C hoặc D và 18 câu hỏi điền đáp án.

Trường hợp bài thi có thêm câu hỏi thử nghiệm thì số câu hỏi không vượt quá 155 câu.

Mỗi câu hỏi trắc nghiệm có một đáp án duy nhất được lựa chọn từ các đáp án A, B, C hoặc D.

Thí sinh chọn đáp án bằng cách nhấp chuột trái vào ô tròn trống (○), máy tính sẽ tự động ghi nhận và hiển thị thành ô tròn màu đen (●).

Trường hợp thí sinh muốn chọn lại câu trả lời thì đưa con trỏ chuột đến đáp án mới và nhấp chuột trái.

Ô tròn màu đen mới (●) sẽ được ghi nhận và ô tròn cũ sẽ trở lại trạng thái ban đầu (○).

Đối với các câu hỏi điền đáp án thì thí sinh nhập đáp án vào ô trống dạng số nguyên dương, nguyên âm hoặc phân số tối giản. Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, câu trả lời sai hoặc không trả lời thì được 0 điểm.

Khi bắt đầu làm bài, màn hình máy tính sẽ hiển thị phần thi thứ nhất.

Phần 1: Tư duy định lượng (50 câu hỏi, 75 phút). Thí sinh làm lần lượt các câu hỏi. Nếu thí sinh kết thúc phần 1 trước thời gian quy định, có thể chuyển sang phần thi thứ hai.

Khi hết thời gian phần 1, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ hai. Nếu phần thi có thêm câu hỏi thử nghiệm thì máy tính sẽ cộng thời gian tương ứng để hoàn thành tất cả các câu hỏi.

Phần 2: Tư duy định tính (50 câu hỏi, 60 phút). Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ nhất.

Nếu thí sinh kết thúc phần 2 trước thời gian quy định thì có thể chuyển sang phần thi thứ ba. Khi hết thời gian quy định, máy tính sẽ tự động chuyển sang phần thi thứ ba.

Phần 3: Khoa học (50 câu hỏi, 60 phút). Câu hỏi được đánh thứ tự tiếp nối theo thứ tự câu hỏi của phần thi thứ hai cho đến câu hỏi cuối cùng. Nếu thí sinh kết thúc phần 3 trước thời gian quy định thì có thể bấm “NỘP BÀI” để hoàn thành bài thi sớm.

Khi hết thời gian theo quy định, máy tính sẽ tự động nộp bài. Khi kết thúc bài thi, màn hình máy tính sẽ hiển thị kết quả thi của thí sinh.

Năm nay, Trung tâm Khảo thí (Đại học Quốc gia Hà Nội) sẽ tổ chức nhiều đợt thi, từ tháng 5-11. Thí sinh đăng ký trực tuyến đợt thi đầu tiên từ ngày 1/4 tại địa chỉ www.khaothi.vnu.edu.vn và được lựa chọn ngày thi, ca thi, đợt thi phù hợp với kế hoạch cá nhân, được thay đổi thời gian thi trước 14 ngày.

Căn cứ vào tình hình thực tế, đơn vị tổ chức thi sẽ xác định quy mô phù hợp cho từng đợt thi, điểm thi.

Đề thi tham khảo và phiếu trả lời được Đại học Quốc gia Hà Nội đăng tải trên website tại địa chỉ: www.vnu.edu.vn.

Theo Việt Hà (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Dù đã về hưu nhưng bà Siu H’Prưng vẫn lưu giữ bằng khen do Bộ trưởng Bộ Giáo dục tặng như một kỷ vật trong quãng đời làm nhà giáo. Ảnh: Vũ Chi

Nhà giáo về hưu: Vẫn một tình yêu da diết với nghề

(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.