Đặc sản bơ Tây Nguyên về Đà Nẵng giảm giá sốc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Bơ booth, đặc sản của Tây Nguyên đang được bán ở Đà Nẵng với giá 15.000- 0.000 đồng/kg, bằng một nửa giá đầu mùa. Mức giá này giảm 4 lần so với năm ngoái.
 

Đặc sản bơ Tây Nguyên về Đà Nẵng giảm giá sốc chỉ 15.000 đồng/kg. Ảnh: TT
Đặc sản bơ Tây Nguyên về Đà Nẵng giảm giá sốc chỉ 15.000 đồng/kg. Ảnh: TT


Sau những ngày giãn cách, một số vùng xanh tại Đà Nẵng, người dân được phép đi chợ mua hàng trực tiếp. Nhiều người bất ngờ khi giá của một số nông sản, đặc biệt là trái cây đang có mức rẻ bất ngờ.

Chị Phạm Lan - người dân quận Sơn Trà, Đà Nẵng - cho hay: “Mặc dù hôm nay là ngày rằm, thời điểm người dân có nhu cầu mua trái cây để thờ cúng nhiều nhưng bơ booth chỉ có giá 20.000 đồng/kg. Có nơi bán nhỉnh hơn 25.000 đồng/kg. Riêng các siêu thị trái cây sạch thì có giá 40.000 đồng/kg với trái to hơn.

Đây là lần đầu tôi mua được loại bơ này với giá rẻ như vậy. Vì thường bơ booth những năm qua là đặc sản Tây Nguyên chuyển về nên giá phải từ 70.000-80.000 đồng/kg. Bơ sáp mới có giá rẻ hơn nhưng nay thì từ chợ đến siêu thị đều nhập hàng bơ booth mà giá quá rẻ”.


 

 Bơ booth đang được rao bán với giá rẻ nhất từ trước đến nay. Ảnh: TT
Bơ booth đang được rao bán với giá rẻ nhất từ trước đến nay. Ảnh: TT


Trong khi đó, anh Minh Hoàng - một người dân khác trú quận Thanh Khê, Đà Nẵng - còn cho hay, ở một số vựa trái cây bán sỉ, loại bơ booth đặc sản này đang được rao bán với mức giá 15.000 đồng/kg nếu mua trên 5kg.

Trao đổi về mức giá này, anh Hoàng nói rằng: “Những tháng qua đang là vụ thu hoạch bơ, sầu riêng, xoài... đặc sản của các tỉnh Tây Nguyên. Tuy nhiên do dịch bệnh và các thành phố thực hiện giãn cách, hàng hoá không lưu thông được nên nhiều thương lái không thu mua. Nhà vườn phải giảm giá bơ xuống thấp.

Tôi được biết, giá bơ booth này nếu thu mua tại vườn chỉ từ 5.000-7.000 đồng/kg. Vì vậy, khi về đến các tỉnh, cộng giá vận chuyển thì bán mức giá 15.000-20.000 đồng/kg là người bán đã có lãi”.

Anh Hoàng cho biết thêm, giá sầu riêng tại các tỉnh Tây Nguyên cũng đang giảm mạnh nhưng việc vận chuyển, tiêu thụ khó hơn bơ.

Không riêng gì nông sản Tây Nguyên, chị Nguyễn Chi - chủ nhiệm một câu lạc bộ thiện nguyện tại Đà Nẵng - chia sẻ, thời gian qua, nhóm nhận được nhiều tin nhắn nhờ hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân nhiều nơi.

“Từ đu đủ ở Quảng Nam cho đến bơ Tây Nguyên, các mặt hàng này đều đang bị ùn ứ nên giá đang xuống rất thấp. Chúng tôi cũng lập gian hàng bán giúp bà con các loại nông sản như khoai lang, chanh Hà Tĩnh cho đến ớt với mức giá chỉ 15.000 đồng/kg. Bà con buộc phải hạ giá để sớm tiêu thụ chứ không cũng phải bỏ đi do đã vào vụ thu hoạch” - chị Chi cho hay.

https://laodong.vn/kinh-te/dac-san-bo-tay-nguyen-ve-da-nang-giam-gia-soc-955815.ldo

Theo THUỲ TRANG (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024. 

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

Tuổi cao vẫn bền chí làm giàu

(GLO)- Sở hữu 5 ha cà phê với thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm nhưng ông Amyơm (SN 1964; làng Dơk Rơng, xã Glar, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) vẫn muốn mở rộng thêm diện tích nhằm nâng cao thu nhập cùng quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp

(GLO)- Từ nguồn hỗ trợ của Trung ương và ngân sách địa phương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Gia Lai phối hợp với các địa phương xây dựng nhiều mô hình trình diễn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi cho người dân. Nhờ đó, năng suất, chất lượng nông sản địa phương được nâng cao.

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

Chăn nuôi bò kết hợp trùn quế: Lợi ích kép

(GLO)- Tuy mới thành lập nhưng Tổ hội nghề nghiệp nuôi trùn quế xã Tú An (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã mang lại lợi ích kép cho các thành viên khi không chỉ tạo cơ hội chia sẻ kinh nghiệm làm ăn mà còn thúc đẩy việc nhân rộng mô hình chăn nuôi bò kết hợp nuôi trùn quế.