Đặc sắc lễ ma khô của người Lô Lô đen ở Cao Bằng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người Lô Lô đen tại xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc, Cao Bằng) hiện nay vẫn giữ được nét truyền thống trong phong tục tập quán của mình qua các hoạt động tín ngưỡng tâm linh, đặc biệt là lễ ma khô.

 

Nghi lễ đón cậu già, cậu non đến nhà chia buồn cùng gia đình vừa đi vừa hát và mời rượu để người đã mất cũng có thể chứng kiến.
Nghi lễ đón cậu già, cậu non đến nhà chia buồn cùng gia đình vừa đi vừa hát và mời rượu để người đã mất cũng có thể chứng kiến.




1. Người Lô Lô còn có nhiều tên gọi khác nhau là Mùn Di, Di, Màn Di La, La và một số tên gọi khác. Tại Việt Nam, có hai nhóm khác nhau người Lô Lô Hoa và Lô Lô Đen. Tại huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là dân tộc Lô Lô Đen thường sinh sống ở vùng núi cao, đường giao thông đi lại khó khăn nên đời sống kinh tế của người dân nơi đây cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Về các nghi lễ truyền thống của dân tộc, bà con vẫn lưu giữ được bản sắc riêng của mình, đặc biệt là trống đồng được lưu truyền từ đời này sang đời khác dùng trong  lễ ma khô, tức là lễ cúng tế cho người đã mất từ lâu. Khi đó, do hoàn cảnh khó khăn nên chưa thể làm đám ma ngay được nên khi có điều kiện thuận lợi người ta tiến hành từng bước như làm một đám ma mới, nhưng không có quan tài nhưng mọi thủ tục đều được tiến hành như một đám tang mới.

Xưa kia, khi có người mất, người trong gia đình chạy ra trước sân nhà kêu to hoặc ra trước cửa nhà bắn ba phát súng để báo hiệu có chuyện không hay, nhưng ngày nay bà con chỉ sử dụng cách gõ kẻng để loan tin. Trống đồng có vai trò quan trọng trong lễ tang, nếu trong gia đình có trống thì được đem ra sử dụng, còn nếu không có phải đi mượn nhưng phải mang theo một đôi gà có một con trống, một con mái tặng cho chủ của cặp trống rồi được đồng ý cho mượn thì chủ nhà phải thắp hương làm thủ tục để đào trống lên. Tuy nhiên, ngày nay, người dân thường cất trống đồng ở trong nhà cho an toàn và bảo quản tốt hơn là chôn dưới đất để tránh hư hỏng hoặc bị kẻ gian ăn trộm. Sau khi treo trống lên, thầy cúng thắp ba nén hương rồi tưới rượu lên mặt trống và thân trống. Sau đó đánh hồi trống mời bà con hàng xóm, anh em họ hàng gần xa đến chia buồn cùng gia đình và làm lễ đưa hồn người chết về nơi an nghỉ cuối cùng. Đám ma của đàn ông để ma chín ngày, còn nếu là phụ nữ để ma tám ngày, còn những gia đình nghèo hơn chỉ làm hai hoặc ba ngày. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết đều đã được giảm bớt công đoạn và thời gian để tránh tốn kém.


 

 Một người thân của người đã khuất mặc trang phục truyền thống múa theo nhịp trống đồng.
Một người thân của người đã khuất mặc trang phục truyền thống múa theo nhịp trống đồng.


2. Mặc dù là người mất đã lâu nhưng trong lễ ma khô tại gian giữa của gia chủ vẫn để một buồng nhỏ được treo nhiều trang phục sặc sỡ và người thân ngồi xung quanh khóc thương như thân xác của người quá cố vẫn đang nằm trong đó. Khi trống nổi lên, không phân biệt nam nữ, già trẻ người dân sẽ múa điệu múa theo nhịp trống một cách đồng điệu, nhịp bước xoay vòng đều nhau. Người đánh trống phải là một người được chọn lựa, có uy tín tại cộng đồng và đặc biệt là phải biết cách đánh, nhịp đánh. Đồng thời, thầy cúng sẽ đọc những bài cúng để giúp đưa linh hồn người đã khuất về với tổ tiên. Anh Chương  một người dân trong xóm Khuổi Khon cho biết: “Trong lễ ma khô này có tất cả ba con bò, trong ba con bò thì gia đình chuẩn bị một con, hai người con rể mỗi người một con. Bà con họ hàng, cháu chắt cúng tế hai lăm con lợn tính ra giá trị hiện tại khoảng hơn bảy mươi triệu và còn nhiều rượu, gạo nữa cũng do con cháu, anh em hàng xóm đóng góp giúp một phần”.

Lễ có các phần chính như lễ mời bà con đến, lễ mời cậu non, cậu già và cần có sự trợ giúp của các thầy cúng. Cậu non ở đây là những người thân của con dâu, còn cậu già ở đây chính là những người thân bên mẹ. Phần lễ này cũng rất trang trọng, mọi người đang mặc trang phục làm lễ đều đi thành đoàn ra đón và mang theo gánh riệu, nước, đồ lễ để đón cậu già, cậu trẻ lên nhà uống nước, ăn cơm và đồng thời hát những câu hát bằng tiếng Lô Lô, có lẽ nội dung thể hiện sự cảm ơn những người thân từ xa đến dự lễ chia buồn cùng gia chủ và thể hiện sự đau buồn vì đã mất đi người thân, nhưng nội dung chi tiết chỉ có họ mới hiểu được.


 

Người dân chuẩn bị vải để treo lên cây nêu trước sân nhà làm lễ.
Người dân chuẩn bị vải để treo lên cây nêu trước sân nhà làm lễ.



3. Tiếng trống đồng vang lên, tất cả đều cùng một điệu múa đồng đều và uyển chuyển, chỉ khi nào tiếng trống dừng, họ mới dừng lại. Tối đến, những người phụ nữ họ ngồi lại với nhau cùng làm những vật dụng trong tang lễ hay những trang phục cần thiết cho những phần lễ tiếp theo. Còn dưới sân họ đốt lửa và quây quần bên nhau, mời nhau rượu, trêu đùa nhau một cách vui vẻ.

Ông Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch xã Kim Cúc, huyện Bảo Lạc - cho biết: “Cộng đồng người Lô Lô có những nét đặc trưng riêng mà không phải dân tộc nào cũng có được, về lễ ma khô người đã mất được chôn cất từ trước và lễ ma khô được tổ chức sau. Khi làm lễ, họ mặc quần áo mới và múa rất đặc sắc. Hiện nay có đề án để bảo tồn văn hóa người Lô Lô bằng cách mời những nghệ nhân người cao tuổi có tay nghề về truyền dạy nghề dệt truyền thống cho bà con, dạy ca hát để đảm bảo không bị mai một về sau”.

Người dân Lô Lô tại bản Khuổi Khon nơi đây vẫn giữ nguyên nét truyền thống trong đời sống tín ngưỡng của họ, đặc biệt sắc màu văn hóa được thể hiện qua lễ ma khô là một nền văn hóa đã có từ lâu đời mà khác biệt hoàn toàn với những dân tộc khác. Mặc dù đã được lược bớt nhiều thời gian tổ chức lễ để tránh tốn kém nhưng không vì thế mà mất đi sự linh thiêng, thành kính đối với người đã khuất. Khuổi Khon đang cố gắng xây dựng một làng du lịch cộng đồng thân thiện thu hút khách du lịch muốn khám phá, trải nghiệm đời sống phong tục của người Lô Lô, giúp cho người dân nơi đây có thêm thu nhập.

https://laodong.vn/lao-dong-cuoi-tuan/dac-sac-le-ma-kho-cua-nguoi-lo-lo-den-o-cao-bang-813599.ldo

Theo Nguyễn Văn Tiệp (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

Thợ rèn trong xã hội Tây Nguyên

(GLO)- Việc tìm thấy kim loại sắt đã giúp loài người tiến một bước dài trong lịch sử. Cũng vì thế mà người chế tác sắt-thợ rèn được nhiều tộc người trên thế giới tôn vinh. Riêng với người Tây Nguyên, thợ rèn được coi là người sáng thế, người tạo ra con người.
Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

Chuyện về hậu hiền họ Nguyễn ở Phú Cần

(GLO)- Hàng năm, cứ đến ngày 28-5 âm lịch, dân làng Phú Cần xưa (nay thuộc thôn Thắng Lợi, xã Phú Cần, huyện Krông Pa) lại tập trung về ngôi đền thờ tiền hiền của làng để tưởng nhớ và tri ân các bậc tiền hiền, hậu hiền đã có công xây dựng, phát triển làng xã.
Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc: Sức sống của nghệ thuật dân gian

(GLO)- Khởi đi từ đời sống, nghệ thuật dân gian chạm vào đời sống và có sức sống bền lâu. Điều đó thêm một lần thể hiện tại Liên hoan hát ru, hát dân ca và trình diễn nhạc cụ các dân tộc tỉnh Gia Lai năm 2024 qua phần trình diễn của các nghệ sĩ “chân đất”.
Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

Nghệ nhân ưu tú trao truyền di sản văn hóa

(GLO)- Các nghệ nhân ưu tú trong cộng đồng Bahnar, Jrai đã cùng gặp nhau tại phố núi Pleiku (tỉnh Gia Lai) để truyền dạy văn hóa phi vật thể cho thế hệ kế cận. Thay đổi không gian thực hành quen thuộc nhưng các nghệ nhân và truyền nhân vẫn đầy đam mê, luôn giữ lửa tình yêu với văn hóa dân tộc.
Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước Hồ Lắk

Lễ cúng bến nước hay còn gọi là lễ cúng bến hồ là một trong những lễ hội truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên nói chung và dân tộc M’nông huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk nói riêng.
Hoa tai bạc của người Bahnar

Hoa tai bạc của người Bahnar

(GLO)- Hoa tai bạc hay ngà voi là trang sức đặc trưng của phụ nữ Bahnar ở huyện Kông Chro. Nếu hoa tai ngà voi gần như biến mất cùng với tục căng tai thì hoa tai bạc vẫn tồn tại trong đời sống của người Bahnar như một tiêu chí của cái đẹp, của truyền thống văn hóa.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Trước ngày tổ chức lễ cúng sức khỏe, người dân trong buôn cùng nhau góp một ít gạo cho chủ nhà nấu rượu phục vụ lễ cúng. Qua đó, thể hiện sự gắn kết, sẻ chia trong cuộc sống, tình đoàn kết cộng đồng dân tộc.