Đặc nhiệm vùng biên - Kỳ 2: Những người giấu mặt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tóc ngắn sát da đầu, mặt đen nhẻm, áo quần bụi bặm, họ xuất hiện như những tay chơi hoặc như một con nghiện.

"Sóc rừng" Vừ A Tuấn kiểm tra những thước phim được quay bằng máy tầm nhiệt đặc dụng về đoàn vận chuyển ma túy qua biên giới.
"Sóc rừng" Vừ A Tuấn kiểm tra những thước phim được quay bằng máy tầm nhiệt đặc dụng về đoàn vận chuyển ma túy qua biên giới.
“Những đối tượng buôn bán ma túy đều biết rằng nếu bị bắt chắc chắn sẽ đối đầu với cái chết nên sẵn sàng xả súng để thoát thân.

Khi đặc tình báo cho biết chắc chắn đối tượng có mang ma túy thì đấy là thời cơ để bắt nóng, còn trong cạp quần đối tượng có mang súng, lựu đạn hay không thì “đặc tình” không thể biết được. Thế cho nên chúng tôi luôn cảnh giác tối đa"-Trung tá Nguyễn Văn Tư

Hay dưới vỏ bọc một doanh nhân sang trọng trên chiếc xe bóng loáng. Sau những chiến công đánh án vang dội, họ thường lùi lại phía sau.

Và tất nhiên, họ không cần tên tuổi, không tung hô trên báo chí bao giờ. Cũng vì lý do ấy, những nhân vật trong bài này đã được chúng tôi “thay tên đổi họ” với sự cho phép của chính các anh!

“Sóc rừng” Vừ A Tuấn

Vừ A là họ và chữ lót của đồng bào người Mông ở Tây Bắc thân mến đặt cho anh với những tình cảm mà đồng bào dành tặng.

Tuấn là tên chúng tôi vừa đặt lại cho nhân vật trong bài viết này vì những bí mật phải giấu kín.

Thật ra anh là một Thượng tá người Kinh lên công tác tại biên phòng Sơn La gần 10 năm với hàng loạt chiến công hiển hách về đánh án ma túy trên vùng biên giới này.

Đã qua tuổi lăn lộn trên chiến trường, anh quay về làm quản lý, nhưng nhắc đến tên anh đồng đội đều vô cùng nể phục.

Thượng tá Tuấn kể rằng không những anh mà rất nhiều đồng đội của anh hiện giờ cũng đang âm thầm với công việc như vậy.

Hơn một năm trước, ngày 5-9-2015, trận vây ráp của các đặc nhiệm biên phòng Sơn La với một nhóm buôn bán ma túy có súng nổ ra ở Núi Rồng (xã Trường Xuân, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) diễn ra ác liệt.

Tiếng súng nổ dội vang núi rừng như đánh trận. Nhóm buôn ma túy bắn trả quyết liệt nhưng cuối cùng đã bị bắt với nhiều bánh heroin.

Anh Tuấn bảo ngay tối hôm đó vừa về đến đồn, gia đình anh đã gọi điện tới tấp. Vợ anh bảo: “Có phải anh chiều nay đi bắt ma túy không? Anh có mang súng không? Cả nhà thấy anh trên tivi nên lo quá!”.

Đó là lần duy nhất anh sơ ý bị lọt vào ống kính của truyền hình khi dẫn các đối tượng vừa bị bắt về trại. Để trấn an gia đình, anh Tuấn tức tốc xin đơn vị thay quân phục về nhà. “Đêm đó tôi giả vờ như chưa có chuyện gì xảy ra.

Tôi bảo với cha mẹ và vợ rằng trong đơn vị rất nhiều người gầy như tôi. Khi mặc quân phục vào thì ai cũng giống nhau nhưng tôi không làm nhiệm vụ đó.

Đừng lo lắng quá”-anh Tuấn kể. Sáng hôm sau khi trời chưa hửng sáng anh lại khăn gói quay về đơn vị.

Hơn 10 năm gắn bó với công việc của một sĩ quan trinh sát ma túy, không ít lần Vừ A Tuấn nhận những làn đạn quạt thẳng về phía mình nhưng anh đều tránh được. Đồng đội gọi anh là “sóc rừng” cũng từ huyền thoại đó.

Cận kề cái chết

Năn nỉ mãi, trung tá Nguyễn Văn Tư, đội đặc nhiệm ma túy Biên phòng Sơn La, mới chịu tiếp chuyện. Anh Tư gãi đầu cười thật thà: “Anh em tôi, hàng xóm cũng chẳng ai biết tôi làm việc gì. Bây giờ tôi kể sao cho hết chuyện, đây là công việc cũng là sứ mệnh và nhiệm vụ của mình”.

Anh Tư bảo không biết bao lần anh lang thang trong rừng sâu trong vai một ông trùm ma túy từ Hải Phòng lên Sơn La giao dịch.

Trong vai một người đi củi, đi xe ôm, đi buôn bán, lái xe thồ hàng..., vai nào anh cũng làm tròn trịa. Để nhử được một đối tượng rời khỏi hang ổ, thậm chí nhiều lần anh phải vào tận nơi để chúng xem mặt, tạo niềm tin.

Nhiều lần nằm gập phía sau thùng một chiếc xe bán tải chạy trên đường rừng hàng mấy chục cây số.

 

Tang vật thu giữ của hai đối tượng Vàng A Danh và Lý A Đùa với 24 bánh heroin, 400 viên ma túy tổng hợp và hai khẩu súng quân dụng K54 và K59 cùng 13 viên đạn - Ảnh BP Sơn La cung cấp
Tang vật thu giữ của hai đối tượng Vàng A Danh và Lý A Đùa với 24 bánh heroin, 400 viên ma túy tổng hợp và hai khẩu súng quân dụng K54 và K59 cùng 13 viên đạn - Ảnh BP Sơn La cung cấp


Cuối năm 2015, trung tá Tư cùng đặc tình của mình đi vào bản Cóc (Mộc Châu, Sơn La) để trình diện theo yêu cầu một ông trùm tên Sùng A Chải nhằm thương lượng về một phi vụ mua bán ma túy do biên phòng dựng lên.

“Tôi phải bịt khẩu trang, mang cặp và tất nhiên không bao giờ có vũ khí. Một tình huống rất khó là đối tác bảo cùng hít ma túy để “chào sân”.

Tôi bảo không hít mà chỉ chích. Sau khi bơm ma túy vào xilanh, tôi quay lưng và nhanh tay tiêm thẳng vào lưng quần. Trong tình huống này chỉ cần một tích tắc sơ hở hoặc hồ nghi mình dễ dàng bị bắt nhốt, tệ hại hơn là ăn đạn”-Trung tá Tư nhớ lại.

Các đối tượng buôn ma túy cộm cán thường không ra khỏi bản bao giờ. Chúng ở rất kín đáo và không giao du nhiều.

Tuy nhiên sau khi tiếp cận, thương lượng và lấy được niềm tin từ chúng, cuộc mật phục vây ráp được lên kế hoạch.

Sau ba lần đổi địa điểm giao dịch, đặc tình của biên phòng mới hẹn và lôi được Sùng A Chải ra khỏi bản Cóc. Một tổ đặc nhiệm đã đón lõng trước đó tấn công bắt gọn tên trùm.

“Bằng những đòn đánh chớp nhoáng. Tôi quật ngã Sùng A Chải và cùng các trinh sát khóa chặt hắn. Khi đó Chải mang theo một khẩu K59 cùng tám viên đạn chưa lên nòng, một quả lựu đạn, một con dao dài 50cm cùng năm bánh heroin.

Chúng tôi không biết hắn có súng và lựu đạn vì hắn nhét kỹ trong bụng. Nếu biết trước đối tượng có “hàng nóng”, chắc chắn một phương án khác an toàn hơn sẽ được vạch ra”-anh Tư cho biết.

Theo Tuoitre

Đối đầu với các nhóm vũ trang, không ít lần Vừ A Tuấn cùng đơn vị rơi vào thế không cân sức.

Ngày 1-4-2015, lúc đó gần 10 giờ đêm, cũng tại xã Trường Xuân, đơn vị của anh mật phục và phải nín thở khi trong máy quay đêm xuất hiện một đoàn buôn ma túy có đến 24 người.

Những người này đều mang súng AK-47, balô đầy hàng chia từng tốp 4-5 người vượt qua biên giới.

Bằng kinh nghiệm của một đặc nhiệm lâu năm, trước chiếc máy tính, thượng tá Tuấn đếm tổng cộng có đến 17 người mang súng.

“Đêm đó nếu anh em đấu súng, chắc chắn mình sẽ thua và có thương vong. Vì vậy, anh em phải tiếp tục theo dõi để có phương án khác”-anh Tuấn cho biết.

Có thể bạn quan tâm

'Đất thép' nở hoa

'Đất thép' nở hoa

Cách trung tâm Sài Gòn hơn 50km, ở cửa ngõ phía Tây Bắc, căn cứ Đồng Dù (Củ Chi) được quân đội Sài Gòn ví như “cánh cửa thép”, phòng tuyến kiên cố ngăn cản đà tiến công như vũ bão của quân giải phóng.

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 3: Đường 7 hồi sinh…

(GLO)- Đường 7 (nay là quốc lộ 25) từng chứng kiến cuộc rút chạy hỗn loạn của quân ngụy vào tháng 3-1975. Nửa thế kỷ trôi qua, vùng đất ấy không còn dáng dấp hoang tàn của chiến tranh mà đã khoác lên mình diện mạo mới, trù phú, màu mỡ và yên bình.

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.