Đà Nẵng: Học sinh Mầm non đi học trực tiếp trở lại vào ngày 21/2

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sở Giáo dục-Đào tạo Đà Nẵng cho phép các cơ sở Mầm non ở vùng có cấp độ dịch 1,2,3 được tổ chức dạy học trực tiếp trở lại vào ngày 21/2; thời gian cụ thể với từng trường do UBND các cấp quyết định.

Các trẻ bậc mầm non. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)
Các trẻ bậc mầm non. (Ảnh: Hồng Hiếu/TTXVN)


Ngày 16/2, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng ban hành công văn số 361/SGDĐT-GDCTHSSV về việc tổ chức dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục Mầm non trên địa bàn thành phố.

Theo công văn trên, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố cho phép các cơ sở Mầm non ở vùng có cấp độ dịch 1,2,3 được tổ chức dạy học trực tiếp trở lại vào ngày 21/2; thời gian cụ thể đối với từng trường Mầm non do Ủy ban Nhân dân các quận, huyện quyết định sau khi kiểm tra thực tế.

Trên cơ sở đăng ký tự nguyện của cha, mẹ hoặc người giám hộ trẻ, các trường Mầm non xây dựng kế hoạch tổ chức dạy học trực tiếp, phương án phòng, chống dịch COVID-19; báo cáo Ủy ban Nhân dân các quận, huyện (qua phòng Giáo dục và Đào tạo) để được kiểm tra các điều kiện theo quy định trước khi tổ chức dạy học trực tiếp.

Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng yêu cầu các trường Mầm non tổ chức dạy trực tiếp chủ động liên lạc thường xuyên với cha, mẹ hoặc người giám hộ để xác định số lượng trẻ đi học, tham gia bán trú; từ đó, xác định thời gian hợp lý để quyết định tổ chức dạy học, bán trú. Công tác bán trú được thực hiện khi cơ sở giáo dục Mầm non cam kết đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng; tuân thủ các nguyên tắc trong phòng, chống dịch COVID-19.

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng Lê Thị Bích Thuận cho hay trong tuần đầu tiên khi trẻ trở lại trường, các trường sẽ cho trẻ ổn định nề nếp, làm quen với các hoạt động theo chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ ở từng độ tuổi. Cán bộ, giáo viên, nhân viên quan tâm đến cảm xúc của trẻ, tạo không khí an toàn, thân thiện và giúp trẻ không bỡ ngỡ khi làm quen với trường, nhóm, lớp, cô giáo và bạn bè.

Các tuần học tiếp theo, cơ sở giáo dục Mầm non linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch năm học và tổ chức thực hiện chương trình ở các độ tuổi theo kịch bản phù hợp; lựa chọn nội dung giáo dục cốt lõi, hợp lý với thời gian còn lại của năm học; hướng dẫn giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ trong nhóm/lớp, giúp trẻ đạt mục tiêu kết quả mong đợi cuối độ tuổi chương trình Giáo dục Mầm non.

Đối với trẻ mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên cần lựa chọn những nội dung giáo dục cần thiết, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một.

Theo Võ Văn Dũng (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bỏ quy định cộng điểm nghề xét tốt nghiệp THPT, vì sao?

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Dự thảo Thông tư ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025. Dự thảo có nhiều điểm mới, trong đó có thay đổi đáng chú ý là không còn quy định về cộng điểm học nghề trong xét tốt nghiệp THPT. Xung quanh vấn đề này hiện có hai luồng ý kiến ủng hộ và không ủng hộ.