Đã có kết quả xét nghiệm 2 nữ doanh nhân đi cùng chuyến bay với ca nhiễm Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
2 nữ doanh nhân ở Đồng Tháp và An Giang cùng đi chung chuyến bay với bệnh nhân ở tỉnh Bình Thuận nhiễm Covid-19 (bệnh nhân thứ 34).
Ngày 13-3, ông Đoàn Tấn Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết kết quả mẫu xét nghiệm Covid-19 của bà T.T.T (60 tuổi; ngụ phường 2, TP Sa Đéc), giám đốc một công ty xuất nhập khẩu có kết quả âm tính. Hiện, tình trạng sức khỏe của bà T. bình thường, không ho, không sốt.
Trước đó, Ban Tuyên giáo Thành ủy Sa Đéc, xác nhận thông tin đang cách ly bà T. có đi chung chuyến bay với bệnh nhân ở tỉnh Bình Thuận nhiễm Covid-19 (bệnh nhân thứ 34).
Theo Ban Tuyên giáo Thành ủy Sa Đéc, vào ngày 2-3, bà T. đã ngồi ghế số 34H, QR974, Qatar, đi từ sân bay Washington (Mỹ), quá cảnh sân bay Qatar, nhập cảnh sân bay Tân Sơn Nhất về Việt Nam. Trên chuyến bay này, có trường hợp nhiễm Covid-19 (bệnh nhân thứ 34).
Sau đó, bà T. về đến sân bay Tân Sơn Nhất và được xe ôtô cá nhân rước về nhà. Chiều 8-3, bà T. đi ăn tiệc với 20 chị em phụ nữ tại quán cà phê H.G. (hiện quán đã đóng cửa từ ngày 11-3). Từ ngày 2 đến 11-3, chồng bà T. di chuyển đến kho gạo ở huyện Châu Thành (tỉnh Đồng Tháp) và tiếp xúc một số người làm việc tại đây.
Cũng trong ngày 13-3, ông Trương Minh Thuần, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh An Giang, cho biết nữ doanh nhân ở tỉnh này là bà H.T.R (ngụ phường Mỹ Bình, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã âm tính với dịch Covid-19 sau khi đi chung chuyến bay với nữ bệnh nhân thứ 34 ở Bình Thuận.
Theo đó, vào ngày 22-2, bà R. di chuyển bằng máy bay từ TP HCM sang New York (Mỹ) để dự sự kiện do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức. Chuyến bay chở nữ doanh nhân này có quá cảnh tại sân bay Incheon (Hàn Quốc) khoảng 3 giờ. Sau nhiều ngày làm việc tại Mỹ, bà R. cùng đoàn trở về nước vào ngày 29-2. Từ New York về Việt Nam, bà R. có quá cảnh qua sân bay quốc tế Doha (Dubai). Đến ngày 2-3, nữ doanh nhân này đi cùng chuyến bay với một phụ nữ quê ở Bình Thuận (bệnh nhân nhiễm dịch Covid-19 thứ 34) về đến sân bay Tân Sơn Nhất rồi sau đó di chuyển về TP Long Xuyên. Những ngày sau đó, bà R. không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe.
"Theo điều tra dịch tễ thì nữ doanh nhân này rất khó nhiễm do ngồi khoảng cách khá xa với bệnh nhân 34 ở Bình Thuận. Hơn nữa, thời điểm nữ bệnh nhân thứ 34 phát bệnh thì bà R. đã về đến TP Long Xuyên. Cho dù bà R. ăn uống, sinh hoạt bình thường, không có biểu hiệu ho, nóng sốt nhưng ngành chức năng vẫn thực hiện cách ly tại nhà theo quy định"- ông Thuần nói.
Theo Nha Mân - Thốt Nốt (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.