Đã có 7 nạn nhân tử vong trong vụ tai biến chạy thận

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nạn nhân thứ 7 là nam giới 60 tuổi, tử vong đêm 29-5, là một trong hai người bị tai biến nặng nhất (sau khi đã có 6 người tử vong) trong vụ tai biến khi đang chạy thận tại Hòa Bình.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo thông tin về vụ việc
Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình tổ chức họp báo thông tin về vụ việc

Sáng nay 30-5, TS Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai cho hay ngay trong đêm qua, 10 bệnh nhân cùng ca chạy thận sáng 29-5 về Bệnh viện Bạch Mai, năm bệnh nhân được xếp điều trị tại Trung tâm Chống độc, năm được xếp vào Khoa Thận nhân tạo. Hiện tại 10 bệnh nhân này đã tạm ổn định và được sắp xếp lọc máu chu kỳ tại Hà Nội.

Tại Hoà Bình hiện còn một nạn nhân bị tai biến nặng, ông Dũng đánh giá tình trạng của bệnh nhân rất nặng, tuy nhiên các bác sĩ đang tích cực cứu chữa.

Ông Dũng cũng cho hay do Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình đang bị ngừng hoạt động, đêm 29-5 Bộ Y tế đã yêu cầu Sở Y tế Hà Nội tiếp nhận toàn bộ hơn 100 bệnh nhân của khoa về Hà Nội điều trị (thông thường mỗi bệnh nhân cần được lọc máu 3 lần/tuần), giao Bệnh viện Bạch Mai điều phối.

Theo ông Dũng, tại Hà Nội có 14-15 cơ sở điều trị thận nhân tạo, ông đã đề nghị mỗi cơ sở dành ít nhất một máy lọc máu cho bệnh nhân Hoà Bình, trường hợp thiếu thiết bị Bệnh viện Bạch Mai sẽ đảm nhiệm. Được biết hiện hầu hết các cơ sở lọc máy chu kỳ đều quá tải, Khoa Thận nhân tạo của Bệnh viện Bạch Mai có cả ca chạy đêm cho bệnh nhân.

Đêm qua 29-5, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã có văn bản hỏa tốc gửi Sở Y tế Hoà Bình. Bà Tiến cũng giao Cục Quản lý Khám chữa bệnh làm đầu mối mời các chuyên gia giỏi nhất cứu chữa người bệnh, hạn chế tối đa tử vong.

Theo Tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.