Cựu Giám đốc CDC Đà Nẵng lãnh 11 năm tù

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cựu Giám đốc CDC Đà Nẵng Tôn Thất Thạnh và các thuộc cấp tham ô hơn 5,2 tỷ đồng, bị tòa tuyên phạt tổng cộng 26 năm tù.

Ngày 25/8, TAND TP Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm đối với các bị cáo Tôn Thất Thạnh (59 tuổi, cựu Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng), Nguyễn Thị Thanh Nhàn (41 tuổi, cựu Trưởng Khoa Xét nghiệm CDC Đà Nẵng) và Lê Thị Kim Chi (37 tuổi, cựu nhân viên Khoa Xét nghiệm CDC Đà Nẵng) về tội “Tham ô tài sản”.

HĐXX TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt bị cáo Tôn Thất Thạnh mức án 11 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn 10 năm tù và bị cáo Lê Thị Kim Chi 5 năm tù về tội “Tham ô tài sản”.

Theo cáo trạng, trong năm 2020 - 2021, CDC Đà Nẵng ký kết 16 hợp đồng mua sắm với Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á), tổng cộng 81.350 kit tách chiết thủ công và 410.000 kit tách chiết tự động.

Ngoài việc ký kết hợp đồng mua kit xét nghiệm COVID-19 của Công ty Việt Á, CDC Đà Nẵng còn nhận được tài trợ của các đơn vị khác.

Bị cáo Tôn Thất Thạnh.

Bị cáo Tôn Thất Thạnh.

Quá trình pha chế, sử dụng các loại hóa chất, sinh phẩm xét nghiệm, Nguyễn Thị Thanh Nhàn phát hiện có dư ra một số lượng nhất định. Nhàn báo cho Thạnh biết và xin không báo cáo số lượng hóa chất, sinh phẩm, vật tư dư ra trên hệ thống sổ sách mà bán cho Công ty Việt Á để lấy tiền sử dụng cá nhân và được ông Thạnh thống nhất.

Số lượng hóa chất, sinh phẩm dôi dư để ngoài sổ sách của đơn vị, Nhàn và Chi giao bán lại cho Công ty Việt Á.

Từ 30/1/2021 đến 6/4/2022, tổng số lượng hóa chất, sinh phẩm, vật tư y tế mà Tôn Thất Thạnh, Nguyễn Thị Thanh Nhàn và Lê Thị Kim Chi chiếm đoạt của TCDC Đà Nẵng, gồm: 21.000 kit tách chiết tự động nhãn hiệu iVAaDNA/RNA Extraction kit aM; 10.000 kit tách chiết thủ công nhãn hiệu iVAaRNA Extraction kit P; 18.050 tube rỗng 1,5 ml, nằm trong bộ sinh phẩm tách chiết thủ công của Công ty Việt Á; 19.000 tube rỗng 1,5 ml của hãng SPL Hàn Quốc; 37.500 tube rỗng 1,5 ml của hãng QSP Mỹ; 2.400 kit xét nghiệm PCR COVID-19 nhãn hiệu LightPower IVASARS-CoV-2; 7.584 kit Standard TM M nCoV Real-Time Detection.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn.

Tổng giá trị tài sản các bị cáo đã chiếm đoạt của CDC Đà Nẵng hơn 5,2 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, cơ quan công an thu giữ số lượng kit, sinh phẩm đang lưu giữ trong kho tổng trị giá hơn 700 triệu đồng. Như vậy, hành vi của các bị cáo đã gây thiệt hại cho CDC Đà Nẵng là hơn 4,5 tỷ đồng.

Cáo trạng của Viện KSND Đà Nẵng cáo buộc các bị cáo phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần và lợi dụng dịch bệnh để trục lợi. Tuy nhiên, sau đó Viện KSND đã rút cáo buộc "Phạm tội có tổ chức".

Tại tòa, các bị cáo thừa nhận hành vi sai phạm, gây thiệt hại cho CDC Đà Nẵng nhưng không có mục đích vụ lợi cá nhân mà việc nhượng lại số kit, sinh phẩm dôi dư chỉ là để hỗ trợ thêm cho cán bộ, nhân viên vì tham gia phòng chống dịch vất vả.

Đến trước ngày bị đưa ra xét xử, các bị cáo đã khắc phục vượt quá số tiền đã gây thiệt hại cho CDC Đà Nẵng. Trong đó, bị cáo Thạnh nộp hơn 4,5 tỷ đồng, bị cáo Nhàn hơn 600 triệu đồng và bị cáo Chi hơn 350 triệu đồng.

Bị cáo Lê Thị Kim Chi.

Bị cáo Lê Thị Kim Chi.

Nói lời sau cùng trước khi HĐXX nghị án, các bị cáo cho biết, đã nhận thức việc làm sai trái của mình, gửi lời xin lỗi đến CDC Đà Nẵng và Sở Y tế Đà Nẵng vì làm ảnh hưởng đến thành tích chung của tập thể.

Bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây thất thoát tài sản Nhà nước, quá trình tạm giam bị cáo đã khắc phục hậu quả gây ra. Bị cáo gửi lời xin lỗi đến cơ quan, và Sở Y tế. Với bị cáo Nhàn và Chi, trong quá trình công tác họ là những người có năng lực, mong HĐXX giảm nhẹ hình phạt”, bị cáo Tôn Thất Thạnh nói.

Có thể bạn quan tâm

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Chi tiết vụ án liên quan Tổng biên tập Tạp chí Môi trường và Đô thị

Liên quan đến vụ Tổng biên tập Tạp chí môi trường và Đô thị Việt Nam cùng đồng phạm bị bắt, ngày 18/12, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình cho biết, từ năm 2018 đến 2024, Tạp chí này đã ký kết gần 3.200 hợp đồng tài trợ và quảng cáo với các tổ chức, doanh nghiệp, tổng giá trị hơn 80 tỷ đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Hiện trường vụ khai thác đá trái phép tại làng Tơ Dră, xã Bar Măih. Ảnh: L.N

Chư Sê gặp khó trong quản lý khoáng sản

(GLO)- Huyện Chư Sê có trữ lượng khoáng sản lớn, chủ yếu là than bùn và khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và một phần nằm trong diện tích đất sản xuất nông nghiệp của người dân khiến công tác quản lý gặp không ít khó khăn.