Cựu chiến binh Nguyễn Minh vươn lên từ tay trắng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với tinh thần dám nghĩ, dám làm, cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Minh (thôn Yên Me, xã Ia Me, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) đã chấp nhận rủi ro để thử nghiệm nhiều loại cây trồng. Và hiện nay, ông đang thu về trái ngọt từ vườn cây gần 30 ha.

Trong số 30 ha cây trồng của gia đình ông Minh hiện nay có 17 ha bạch đàn, 7 ha cao su, 3 ha cà phê, 4 sào chuối, 3 sào chanh dây. Ngoài ra, còn một ít diện tích trồng xen các loại cây ăn quả trong vườn cao su. Để có được cơ ngơi như hôm nay, gia đình ông đã phải đánh đổi không biết bao nhiêu mồ hôi, công sức.

Ông Nguyễn Minh (bìa phải, xã Ia Me, huyện Chư Prông) giới thiệu vườn chanh dây của gia đình với nông dân đến tham quan. Ảnh: Nhật Hào
Ông Nguyễn Minh (bìa phải, xã Ia Me, huyện Chư Prông) giới thiệu vườn chanh dây của gia đình với nông dân đến tham quan. Ảnh: Nhật Hào


Ông Minh kể, hồi mới lập gia đình, vợ chồng ông sinh sống tại Đak Lak. Đất đai không có, công việc làm thuê nay đây mai đó nên thu nhập không ổn định. Năm 1999, ông đưa gia đình về Chư Prông lập nghiệp. Gom góp được 16 triệu đồng, ông dồn hết mua 3 sào cà phê kinh doanh rồi hàng ngày đi làm thuê để trang trải cuộc sống. “Ngày đó, vườn cà phê ở xa khu dân cư. Mỗi ngày, vợ chồng đi làm thuê được 30 ngàn đồng cũng chỉ đủ chi tiêu. Còn vườn cà phê vì thu nhập chẳng bao nhiêu nên nhiều hôm đau ốm cũng không dám cho phép mình nghỉ ngơi”-ông Minh bộc bạch.

Từ năm 2001 đến năm 2005, giá cà phê xuống thấp chỉ còn 4-5 ngàn đồng/kg tươi khiến cho nhiều người phải bán rẻ vườn cây đi nơi khác sinh sống. Thấy giá đất vườn cà phê rẻ, ông Minh chấp nhận bán lỗ 3 sào cà phê được 10 triệu đồng rồi vay thêm 46 triệu đồng để mua 1,8 ha cà phê kinh doanh ở vị trí mặt tiền đường lớn. Có đất mặt tiền, ông vừa chăm sóc cà phê, vừa thu mua nông sản của người dân. Do không có vốn, ông kinh doanh theo hình thức mua nợ nông sản, sau khi bán nhận hoa hồng. Nhờ vậy, ông có thêm thu nhập để đầu tư mở rộng diện tích cà phê. Đến năm 2010, ông sở hữu 13 ha cà phê kinh doanh.

 

Ông Siu Toán-Chủ tịch Hội CCB xã Ia Me: “Ông Nguyễn Minh là một điển hình trong vượt khó làm kinh tế giỏi tại địa phương. Bên cạnh đó, ông cũng rất gương mẫu trong thực hiện các phong trào thi đua và công tác Hội. Tới đây, Hội CCB xã và Hội CCB huyện sẽ đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng ông Nguyễn Minh vì thành tích sản xuất kinh doanh giỏi”.

Cũng trong năm 2010, ông phá bỏ bớt cà phê để đầu tư trồng 4 ha hồ tiêu. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm được thu thì dịch bệnh lan rộng khiến cây hồ tiêu bị chết, gia đình ông thiệt hại hàng tỷ đồng. Không nản chí, năm 2016, ông tiếp tục chuyển đổi đất trồng hồ tiêu và cà phê sang trồng keo nhưng rồi cũng thất bại vì chưa có nhiều kinh nghiệm chăm sóc. Sau nhiều đêm nghiên cứu, năm 2017, ông Minh quyết định chuyển đổi diện tích keo bị chết sang trồng chuối, cao su và chanh dây. Đồng thời, ông mua thêm 17 ha đất trồng bạch đàn theo diện phủ xanh đất trống đồi trọc. Hiện nay, 1.000 cây cao su đã cho thu hoạch, cộng với thu từ vườn cà phê, chuối, chanh dây và kinh doanh nông sản, mỗi năm, ông lãi hơn 500 triệu đồng. Riêng vườn bạch đàn đã có người trả 2 tỷ đồng nhưng ông chưa bán. Ngoài ra, sau 1 năm nuôi thử nghiệm 6 cặp dê giống, đến nay, gia đình ông phát triển đàn lên 70 con dê với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng. Hiện gia đình ông cũng đang tạo việc làm cho 6 nhân công với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Ông Minh cho hay: “Tôi nhận nhiệm vụ chăm sóc vườn chanh dây và chuối, vợ chăm lo vườn cà phê, còn con trai thì chăm sóc đàn dê. Tôi thấy cách phân công công việc này rất hiệu quả. Tới đây, khi có thêm thu nhập, gia đình tôi sẽ tiếp tục mở rộng diện tích và đầu tư các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao”.

Bà Lê Thị Lan-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn Yên Me-cho hay: Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Minh còn phối hợp với các hội, đoàn thể tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến hội viên; vận động mọi người chăm lo phát triển kinh tế. Bản thân ông tích cực đóng góp xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là đóng góp kinh phí làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ kinh phí cho các hội, đoàn thể tổ chức các sự kiện tại địa phương và giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn khi hoạn nạn.

 

 NHẬT HÀO
 

Có thể bạn quan tâm

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

Cây dâu tằm “bén đất” Ia Pa

(GLO)- Mặc dù mới “bén đất” Ia Pa (tỉnh Gia Lai) hơn 1 năm nay, song mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mang lại hiệu quả cao, mở ra cơ hội chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương.