Cuộc chia tay của những người làm báo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đọc lại nhật ký của mình, tôi bỗng nhớ đến buổi chia tay hồi tháng 10-1991 ở Báo Gia Lai-Kon Tum. Khi đó, tôi mới 34 tuổi, đầu quân về với đại gia đình Báo Gia Lai-Kon Tum chưa tròn 2 năm.

Còn nhớ, ngày 12-8-1991, kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết chia tách tỉnh Gia Lai-Kon Tum để tái thành lập tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum. Hơn 1 tháng sau, ngày 19-9-1991, Tỉnh ủy lâm thời Gia Lai và Kon Tum đã họp bàn giao công việc để bắt tay vào nhiệm vụ của mỗi tỉnh. Báo Gia Lai-Kon Tum cũng như các cơ quan của Đảng bộ tỉnh, UBND tỉnh và các sở, ban, ngành đều thực hiện việc chia tách (cả nguồn nhân lực và cơ sở vật chất). Cán bộ, viên chức các cơ quan cấp tỉnh thời điểm bấy giờ, việc đi-ở cơ bản đã được định hình.

Cơ quan Báo Gia Lai-Kon Tum lúc này đã họp và phân công 4 cán bộ, phóng viên về bộ khung Báo Kon Tum gồm: Lê Văn Thiềng, Bùi Quang Vinh, Hoàng Nhật Hằng và Hà Xuân Vinh. Riêng anh Võ Tấn Long-nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Gia Lai-Kon Tum, cuối năm 1989 đã được Tỉnh ủy điều động về địa bàn ngã ba biên giới để hình thành bộ khung lãnh đạo chuẩn bị thành lập huyện Ngọc Hồi. Đến thời điểm chia tách tỉnh, Tỉnh ủy lâm thời Kon Tum đã điều động anh Võ Tấn Long về làm Tổng Biên tập Báo Kon Tum.

Còn anh Trần Liễm-nguyên Tổng Biên tập Báo Gia Lai-Kon Tum được Tỉnh ủy Gia Lai bổ nhiệm làm Tổng Biên tập Báo Gia Lai. Như vậy, nếu tính cả anh Võ Tấn Long thì số cán bộ, phóng viên ban đầu chia tách từ Báo Gia Lai-Kon Tum về Báo Kon Tum là 5 người.

Trụ sở Báo Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

Trụ sở Báo Gia Lai. Ảnh: Đức Thụy

Vào thời khắc lịch sử kết thúc giai đoạn 16 năm hoạt động (1975-1991) của Báo Gia Lai-Kon Tum, ngày 19-10-1991, Ban Biên tập đã cho xuất bản ấn phẩm cuối cùng để thông tin đến bạn đọc. Và qua đó, cán bộ, phóng viên cũng có đôi lời tâm sự của mình trước lúc chia tay để tiếp tục nhiệm vụ của đơn vị mới. Tôi nhớ, trên mặt báo bấy giờ có một số bài tập trung cho chủ đề chia tách tỉnh với phương châm là thống nhất thực hiện chủ trương của Đảng và Quốc hội, tất cả nhanh chóng ổn định tổ chức và bắt tay vào công việc của đơn vị mới. Anh Trần Liễm (bút danh Trần Đông Tân) có bài: “Đôi dòng tâm sự nhân ngày kết thúc Báo Gia Lai-Kon Tum”, trong đó tác giả đặc biệt tri ân, nhấn mạnh đến tình cảm và sự đóng góp trí tuệ, công sức từ lãnh đạo tỉnh đến cán bộ, phóng viên, cộng tác viên đã xây dựng nên tờ báo của Đảng bộ tỉnh Gia Lai-Kon Tum trong những năm qua. Và đến giờ phút này, tờ báo Đảng bộ địa phương đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử của mình, đồng thời tiếp tục nhiệm vụ trong giai đoạn mới đầy khó khăn và thử thách. Anh Phan Hòa-phụ trách Phòng Phóng viên có bài “Có một lần chia ly” đầy tâm trạng, mặc dù tác giả không thuộc diện điều động về đơn vị mới. Tuy nhiên, trong giây phút chia tay bạn bè thân thuộc, đang cùng trên một “chiến trường” nay phải chia xa đầy lưu luyến. Cũng tại trang báo này, tôi có bài: “Điều thú vị của người làm báo ở mảnh đất Tây Nguyên”. Ở đây, tôi khẳng định lại bước đi nghề nghiệp của mình là luôn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, dù ở Gia Lai hay Kon Tum. Tôi vui vẻ và sẵn sàng nhận quyết định lên đường cùng với anh em để xây dựng tờ báo mới.

Hôm ấy, một ngày cuối tuần tháng 10-1991, Ban Biên tập Báo Gia Lai-Kon Tum tổ chức liên hoan nhẹ tại cơ quan để chia tay 4 anh em chúng tôi lên đường về tỉnh Kon Tum trong không khí vui vẻ, thân tình và ấm áp. Những lời động viên của lãnh đạo cơ quan đã tiếp thêm sức mạnh cho số anh em ra đi về đơn vị mới. Chúng tôi hứa sẽ phát huy tinh thần vượt khó của người phóng viên Báo Gia Lai-Kon Tum và hoàn thành nhiệm vụ ở cơ quan mới.

Trong 4 anh em chúng tôi, các anh Lê Văn Thiềng, Hoàng Nhật Hằng và Hà Xuân Vinh đều đưa gia đình theo và ổn định lâu dài ở Kon Tum. (Sau này, 2 anh Hoàng Nhật Hằng và Hà Xuân Vinh không may bị trọng bệnh đã qua đời tại Kon Tum). Sau 3 năm phục vụ tại Báo Kon Tum, khi mọi việc đi vào nền nếp, tờ báo xuất bản đều kỳ, tôi đã xin trở về Báo Gia Lai và tiếp tục sự nghiệp làm báo cho đến ngày nghỉ hưu.

Có thể bạn quan tâm

Thân Thương loài hoa của núi - Dã quỳ

Thân thương loài hoa của núi

(GLO)- Khi những cơn mưa cuối mùa khép lại báo hiệu mùa khô Tây Nguyên đã đến, những dải hoa dã quỳ (còn có tên cúc quỳ, sơn quỳ, quỳ dại,…) bắt đầu vươn mình khoe sắc. Những đóa hoa dã quỳ nhỏ bé, tràn đầy năng lượng và sức sống, tạo nên những dải sóng đồi vàng rực, mê hoặc lòng người.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nhớ mùa cà phê

(GLO)- Lâu lắm rồi, tôi mới có 1 ngày nghỉ rớt vào giữa tuần. Vui vẻ tận hưởng ngày nghỉ đột xuất cũng là một cách để hưởng thụ cuộc sống. Tôi lấy điện thoại ra gọi bạn. Sau một hồi chuông dài, tôi nghe tiếng bạn giữa vô số thanh âm ồn ào. Bạn nói đang bận hái cà phê.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Vườn quê giữa phố

(GLO)- Chẳng biết chủ vườn là ai nhưng tự nhiên lại thấy mến khi họ đã mang chút hương đồng gió nội vào chốn phố xá chật chội. Vườn có rau cải ngồng, diếp cá, rau lang, chuối xanh... Bao nhiêu món rau quê cứ thế bày biện.

Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Khúc ca trên đồi

(GLO)- Bạn đã bao giờ đứng trên đồi thông Ia Dêr của huyện Ia Grai nhìn về phố núi Pleiku để quan sát những biến ảo của thiên nhiên, sự vật, con người?

Ký ức rạ rơm

Ký ức rạ rơm

Tôi đã sống trọn một ngày ở ngôi làng xa lạ ấy. Đó là quãng thời gian tuy ngắn ngủi nhưng hết sức vui vẻ với một người đã mệt nhoài, rã rượi với công việc, đã ho khan với khói bụi thành phố.

“Gió mùa đông bắc se lòng”

“Gió mùa đông bắc se lòng”

(GLO)- Những ngày này, trời trở lạnh. Những cơn gió đượm sắc đông thấm sâu vào từng góc phố, hàng cây, ngôi nhà... Người ta thường nói rằng, khi đông về, trong lòng mỗi người dường như thường dâng lên một nỗi buồn man mác.

Áo bà ba

Áo bà ba

(GLO)- Đang mua hàng thì bỗng nhiên tôi cảm thấy có người phía sau nhìn mình. Tôi quay đầu lại và bất giác mỉm cười chào chị.

Gửi lại trên đồi

Gửi lại trên đồi

(GLO)- Đôi khi, một chuyến đi xa chỉ chừng mấy mươi cây số cũng đủ khiến chúng ta bước ra khỏi cái vòng quẩn quanh thường nhật, thu lấy một ít năng lượng mới trước khi mình bị “mòn” đi bởi những trật tự cũ càng.

Chênh chao mùa về

Chênh chao mùa về

(GLO)- Những ngày này, mưa dường như đã ngừng rơi. Khoảng mênh mông bao la chờn vờn mây trắng bỗng trở thành phông nền cho bức tranh thiên nhiên vời vợi nắng. Gió cũng đã thao thiết trở mùa.

Chiếc áo ấm cũ

Chiếc áo ấm cũ

Mấy ngày nay trời trở lạnh. Mẹ lúi húi dọn tủ đồ, rồi lấy ra chiếc áo len đã cũ, phần ống tay đen nhẻm, lại còn bị bung chỉ một đoạn. Thay vì bỏ đi, mẹ vuốt ve rồi lấy kim chỉ ra khâu khâu vá vá.

Về trong tiếng gió

Về trong tiếng gió

(GLO)- Nhiều khi, tôi thấy gió thổi trống không phía sau lưng mình. Thời gian vừa thoáng như chồi biếc đã thấy lá vàng, chẳng để lại gì nhiều nhưng đủ gợi những vời vợi nhớ thương trong cuộc đời.

Vệt phố

Vệt phố

(GLO)- Nương náu phố núi hơn 40 năm ròng nhưng hình như tôi chưa kịp hiểu hết những ngõ ngách thẳm sâu trong lòng phố.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Hoài niệm thư tay

(GLO)- Khi ngồi bên hiên nhà cùng cơn mưa cuối mùa, tôi lại nhớ về những người bạn thân từ thuở nhỏ. Đã mấy lần cầm điện thoại, định gọi hoặc nhắn tin trong nhóm, nhưng rồi lại thôi.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bữa cơm ngoài đồng

(GLO)- Tôi sinh ra từ làng, lớn lên cùng cánh đồng mỗi năm 2 vụ chính. Thuở ấu thơ, tôi và cánh đồng cùng đi qua những mùa mưa nắng, cùng đằm vị mồ hôi chát mặn của cha mẹ và niềm vui lan tỏa của những bữa cơm ngoài đồng.

“Có nỗi nhớ không mang tên”

“Có nỗi nhớ không mang tên”

(GLO)- Chiếc xe khách lướt êm trên quốc lộ 14 uốn lượn theo những hàng thông. Mặt trời đã ở phía sau lưng, hoàng hôn lộng lẫy dát vàng lên những tàng cây cao vút. Khi bước chân tôi chạm vào vùng đất đỏ bazan thì sương mù cũng vừa bảng lảng.