Cú hích cho nông nghiệp công nghệ cao ở Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú (xã An Phú, TP. Pleiku) vừa trở thành doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo cú hích cho nông dân và các doanh nghiệp nông nghiệp khác đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm trên thị trường.

Đầu tàu ứng dụng công nghệ cao

Những năm gần đây, quá trình đô thị hóa đã làm diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn. Trước thực tế này, một số hộ dân và doanh nghiệp nông nghiệp đã chuyển từ sản xuất rau truyền thống sang sản xuất rau an toàn. Năm 2012, được sự hỗ trợ của Chi cục Quản lý Chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh), Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú đã mạnh dạn đầu tư thiết bị phục vụ sản xuất các loại rau an toàn đạt tiêu chuẩn VietGAP cung ứng cho các siêu thị, nhà hàng trên địa bàn TP. Pleiku và một số khu vực lân cận.

 

Trồng rau an toàn trong nhà lồng. Ảnh: N.D
Trồng rau an toàn trong nhà lồng. Ảnh: N.D

Đặc biệt, từ  năm 2015 đến nay, Công ty bắt đầu sản xuất rau an toàn theo phương pháp công nghệ cao với sự đầu tư về hệ thống nhà kính, sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước; chăm sóc tự động, bán tự động cho rau, củ, quả. Đến nay, các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của Công ty như rau ăn lá, rau gia vị, củ, quả,... đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Sản phẩm của Công ty được Trung tâm Chất lượng Nông-Lâm-Thủy sản Vùng III chứng nhận sản xuất, sơ chế phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.

Ông Nguyễn Ngọc Hoàng-Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú, cho biết: Bắt đầu sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP từ năm 2012, sau đó, Công ty không ngừng mở rộng quy mô sản xuất và đầu tư ứng dụng công nghệ cao như: nhà kính, hệ thống tự động làm đất, gieo trồng, tưới, bón phân. Thuận lợi hiện nay là Công ty có đội ngũ kỹ sư nông nghiệp giàu kinh nghiệm trong trồng rau, được các cơ quan chuyên môn tổ chức tập huấn thường xuyên về sản xuất rau an toàn. Tuy nhiên, Công ty cũng gặp một số khó khăn như: thiếu vốn, giao thông nội đồng hư hỏng ảnh hưởng đến việc thu hoạch, vận chuyển sản phẩm...

Động lực mới cho doanh nghiệp nông nghiệp

Việc Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận là Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mang lại niềm tin cho người dân cũng như các doanh nghiệp nông nghiệp khác trên địa bàn tỉnh. Bà Châu Hoàng Thy-Phó Giám đốc Siêu thị Co.op Mart Pleiku, cho biết: Từ khi Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú có giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn, mỗi ngày,  siêu thị chúng tôi tiêu thụ khoảng vài trăm ký rau các loại do Công ty sản xuất. Chất lượng rau của Công ty ổn định và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên chúng tôi ký kết hợp đồng tiêu thụ. Trong tương lai, chúng tôi sẽ hợp tác chặt chẽ với Công ty cũng như người dân hay đơn vị khác ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Ông Trương Phước Anh-Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, cho biết: Hiện tại, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều doanh nghiệp mạnh dạn ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, thân thiện với môi trường như: Công ty Vĩnh Hiệp, Công ty OLAM,  Cà phê Thu Hà, Cà phê Classic, Công ty Trường Sinh, Công ty Quế Lâm... Việc Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận Công ty TNHH một thành viên Hương Đất An Phú là doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã ghi nhận những nỗ lực của doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra xu hướng sản xuất bền vững, tiên tiến. Dù là doanh nghiệp nhỏ nhưng Công ty đã đầu tư công nghệ mới tưới nhỏ giọt, tưới phun bán tự động, nhà lồng, nhà kính,... để sản xuất các loại rau năng suất cao, đảm bảo chất lượng, thân thiện môi trường. Sản phẩm rau, quả của Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường, các siêu thị và nhà hàng. Kết quả đó chỉ ra rằng, áp dụng công nghệ cao sản xuất sản phẩm sạch là xu thế tất yếu. Và cũng từ  đó, Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, thích ứng với biến đổi khí hậu mới có thể thành công.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Nhiều hộ dân xã Tơ Tung (huyện Kbang) phát triển kinh tế, làm giàu từ chăn nuôi trâu. Ảnh: N.M

Nuôi trâu làm giàu cơ nghiệp

(GLO)- Cách đây hơn 40 năm, các hộ dân tộc Tày, Nùng từ một số tỉnh phía Bắc vào xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lập nghiệp đã mang theo tập quán chăn nuôi trâu để phục vụ sản xuất. Về sau, người dân chuyển sang nuôi trâu thương phẩm để phát triển kinh tế gia đình.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.