Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên gắn hoạt động sản xuất với bảo vệ môi trường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Với mục tiêu phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững, Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên (thuộc Công ty cổ phần Nafoods Group) đã và đang triển khai nhiều giải pháp thiết thực nhằm xây dựng chuỗi giá trị nông nghiệp xanh và bền vững.

Phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên có địa chỉ tại thôn 5 (xã An Phú, TP. Pleiku) đi vào hoạt động từ năm 2015 với ngành nghề ban đầu là nghiên cứu, sản xuất giống chanh leo và liên kết với người dân trồng chanh dây sạch để xuất khẩu. Đến nay, Công ty đã liên kết với 28 hợp tác xã trên địa bàn tỉnh với 1.783 hộ dân, phát triển vùng nguyên liệu hơn 2.515 ha.

Hình ảnh chụp từ trên cao về Tổ hợp sản xuất khu công nghệ cao Nafoods Tây Nguyên. Ảnh đơn vị cung cấp

Hình ảnh chụp từ trên cao về Tổ hợp sản xuất khu công nghệ cao Nafoods Tây Nguyên. Ảnh đơn vị cung cấp

Ông Hồ Hải Quân-Giám đốc Công ty cho biết, thực hiện chiến lược phát triển bền vững của Tập đoàn Nafoods trong phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp số hóa, xanh và bền vững, Công ty chú trọng sản xuất gắn với bảo vệ môi trường dựa trên 5 yếu tố gồm: trách nhiệm với sản phẩm, trách nhiệm đối với người lao động, môi trường, hỗ trợ cộng đồng và phát triển kinh tế địa phương. Theo đó, đối với người lao động, Công ty đã và đang hoàn thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp mang bản sắc riêng, tạo cơ sở vững chắc, văn minh, đảm bảo mọi quyền lợi của người lao động. Đối với môi trường, Nafoods luôn ý thức rằng bất kỳ hoạt động trồng trọt và kinh doanh nào cũng có thể có tác động đến môi trường. Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Vận hành thử nghiệm quy trình sản xuất nước ép trái cây tại Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

Vận hành thử nghiệm quy trình sản xuất nước ép trái cây tại Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

Riêng về trách nhiệm với sản phẩm, Công ty kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm và đạt chuẩn quốc tế về quy trình sản xuất. Cụ thể, Công ty nghiên cứu, sản xuất các giống chanh dây đạt chất lượng; quá trình liên kết với các hợp tác xã, nông hộ trong trồng, chăm sóc vườn cây, Công ty thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn về trồng chanh dây sạch cho người dân, trong đó, chú trọng hướng dẫn sử dụng các phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học để đảm bảo an toàn thực phẩm, an toàn cho người lao động và giảm thiểu tác động đến môi trường.

Ông Bùi Văn Toại-Tổ trưởng Tổ Hợp tác liên kết vùng trồng xã Ia Kênh (TP. Pleiku) cho hay: Hiện nay, tổ có 16 hộ liên kết trồng chanh dây cung cấp cho Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên với tổng diện tích hơn 45 ha. Hàng năm, Công ty đều tổ chức các buổi họp để tuyên truyền, tập huấn cho người dân trồng chanh dây theo hướng thân thiện với môi trường để tạo ra sản phẩm an toàn, đảm bảo chất lượng. Cụ thể, từ quá trình làm đất, xuống giống và chăm sóc chanh dây, người dân đều tuân thủ quy định về việc sử dụng phân hữu cơ, các thuốc bảo vệ thực vật sinh học, không sử dụng thuốc và phân bón hoá học. “Nhờ triển khai theo quy trình này, cây chanh dây ít bị sâu bệnh, kéo dài thời gian thu hoạch, năng suất ổn định và đạt chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm”-ông Toại khẳng định.

Chú trọng công tác bảo vệ môi trường

Ông Hồ Hải Quân-Giám đốc Công ty cho biết thêm, năm 2017, Công ty được UBND tỉnh cấp chủ trương đầu tư “Dự án Xây dựng nhà máy tách, phân loại, đóng gói, bảo quản hoa quả tươi xuất khẩu”. Đến cuối năm 2022, Công ty đi vào hoạt động thử nghiệm, chủ yếu thực hiện công đoạn tách hạt và chiết dịch chanh dây. Xác định rõ trách nhiệm của mình, Công ty luôn cố gắng tìm các giải pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, đặc biệt là quản lý chặt chẽ chất thải và xử lý khí thải.

Nước thải của Công ty được xử lý bằng bể biogas để hạn chế mùi hôi ảnh hưởng môi trường. Ảnh: N.H

Nước thải của Công ty được xử lý bằng bể biogas để hạn chế mùi hôi ảnh hưởng môi trường. Ảnh: N.H

“Các chất thải phát sinh trong quá trình chế biến chủ yếu là nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải nguy hại (chủ yếu là các giẻ lau, dầu nhớt bảo trì thiết bị). Công ty đã đầu tư gần 8 tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt cột A với công suất 200 m3/ngày đêm được xử lý theo quy trình công nghệ tách cát, xử lý bằng bể biogas, thiếu khí anoxic, hiếu khí, lắng sinh học, khử trùng và tái sử dụng cho vườn cây. Định kỳ hàng quý, Công ty thuê đơn vị chức năng đến lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường và kết quả các thông số quan trắc chất lượng nước thải đều đạt theo ngưỡng cho phép theo quy định. Bên cạnh đó, Công ty cũng hợp đồng với Công ty cổ phần Công trình đô thị Gia Lai thu gom rác thải sinh hoạt định kỳ 3 lần/tuần và hợp đồng với Công ty TNHH Tài nguyên và Môi trường Hậu Sanh (tỉnh Bình Định) thu gom và xử lý rác thải nguy hại. Hiện nay, Công ty cũng đang triển khai kế hoạch hỗ trợ địa phương xây dựng kênh thoát nước dân sinh trên trục đường Phạm Văn Hai, xã An Phú với tổng dự toán 2,5 tỷ đồng”-ông Quân cho hay.

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

Hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

Ngoài ra, theo ông Quân, Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên cũng chú trọng xây dựng phương án xử lý sự cố môi trường để kịp thời khắc phục khi có sự cố xảy ra. Đáng chú ý là đầu tháng 8-2023, sau khi xảy ra sự cố rò rỉ hệ thống thu gom nước sinh hoạt dẫn đến chảy tràn ra tuyến mương thoát nước của thôn 5 (xã An Phú) gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của một số hộ trong thôn, Công ty đã nhanh chóng tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục.

Giám đốc Công ty cho biết thêm, ngay sau khi xảy ra sự cố, Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an tỉnh) đã kiểm tra và lập biên bản làm việc. Công ty cổ phần Nafoods Tây Nguyên có quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của UBND tỉnh vào ngày 4-3-2019; có biên bản họp hội đồng thẩm định cấp giấy phép môi trường vào tháng 6-2023; có xây dựng công trình xử lý nước thải phục vụ giai đoạn vận hành, hợp đồng xử lý chất thải nguy hại, giấy phép khai thác nước dưới đất. Bên cạnh đó, tại thời điểm làm việc, hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động bình thường và đang trong quá trình nâng cấp công suất lên 500 m3/ngày đêm, có giấy tờ pháp lý về an toàn thực phẩm.

Nhà chứa rác thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

Nhà chứa rác thải sinh hoạt của Công ty Cổ phần Nafoods Tây Nguyên. Ảnh: N.H

“Sau buổi làm việc, đoàn kiểm tra yêu cầu Công ty tiếp tục hoàn thiện hồ sơ cấp giấy phép môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường, thường xuyên vận hành hệ thống xử lý để nước thải đảm bảo đạt quy chuẩn kỹ thuật trước khi xả ra môi trường; tiếp tục chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, có các phương án xử lý sự cố môi trường theo quy định. Công ty đã tạm dừng hoạt động để khắc phục tình trạng rò rỉ mương nước. Đồng thời, xây dựng hệ thống thu gom nước thải sinh hoạt và tới đây sẽ nghiệm thu đưa vào sử dụng. Công ty cũng sẽ dừng việc tập kết hạt chanh để hạn chế mùi hôi phát sinh gây ảnh hưởng môi trường và bổ sung hồ sơ để được cấp giấy phép môi trường theo quy định”-ông Quân nêu giải pháp. Còn ông Phạm Tơ-Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng thôn 5 (xã An Phú) cho hay, đến thời điểm này, Công ty đã thực hiện xong việc khắc phục sự cố rò rỉ hệ thống thoát nước. Doanh nghiệp cũng cam kết thực hiện tốt việc xử lý các chất thải để tránh xảy ra sự cố gây ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Công ty cổ phần Nafoods Group được thành lập vào năm 1995; là doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam trong việc phát triển chuỗi giá trị nông nghiệp từ khâu giống, trồng, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nước ép trái cây, rau củ quả đông lạnh, trái cây sấy, các loại hạt và hoa quả tươi. Hiện nay, Nafoods Group là doanh nghiệp xuất khẩu các sản phẩm chanh leo lớn nhất châu Á, có mặt tại hơn 70 thị trường xuất khẩu. Trong 2 năm 2017 và 2018, Nafoods Group được vinh danh là 1 trong TOP 100 doanh nghiệp Việt Nam phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Xuất khẩu “về đích” sớm

Xuất khẩu “về đích” sớm

(GLO)- Năm 2024, Gia Lai đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 750 triệu USD. Với nhiều yếu tố thuận lợi như giá các mặt hàng nông sản chủ lực tăng cao, thị trường được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đã “về đích” sớm trước 2 tháng.