Công bố quốc tế mới nhất về 'con đường gia vị' qua Óc Eo

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Những hạt tinh bột gia vị tìm thấy tại An Giang đã cho thấy "con đường gia vị" qua thương cảng Óc Eo (An Giang).

Những hạt tinh bột vài nghìn tuổi

Những hiện vật vẫn tạm được giới khảo cổ học VN gọi là "chiếc bàn nghiền" lại tiếp tục được tìm thấy trong cuộc khai quật khảo cổ Óc Eo năm 2017 - 2020 của Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN (VASS). Nhiều hiện vật tương tự đã được khai quật hàng chục năm trước, rồi đưa về trưng bày tại Bảo tàng An Giang.

Đến tháng 7.2023, nghiên cứu những tích tụ trên bề mặt các bàn nghiền đã cho thấy dấu vết những "con đường gia vị" từ Đông Nam Á hải đảo và Nam Á tỏa ra nhiều nơi trên thế giới qua thương cảng Óc Eo thời kỳ vương quốc Phù Nam vào những thế kỷ đầu công nguyên.

"Trước đây, trong giới khảo cổ học VN có nhiều tranh luận về các bàn nghiền. Có người nói đó là để nghiền gia vị, có người lại nói nghiền thảo dược làm thuốc. Rồi, các gia vị đó được nghiền để chế biến thực phẩm đặc biệt trong nghi lễ tôn giáo hay trong đời sống thường ngày. Rất nhiều câu hỏi, nhiều giả thuyết đưa ra, nhưng trước giờ chưa có bằng chứng nào thuyết phục về mặt khoa học. Thiếu thực chứng, mọi thứ chỉ là suy diễn…", TS Nguyễn Khánh Trung Kiên, chủ trì nhiệm vụ khai quật khảo cổ học do Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ triển khai, nhớ lại.

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, nơi triển khai nghiên cứu

Khu di tích Óc Eo - Ba Thê, nơi triển khai nghiên cứu

TS Nguyễn Khánh Trung Kiên vừa cùng nhóm nghiên cứu tại ĐH Quốc gia Úc công bố kết quả nghiên cứu về những bàn nghiền này trên tạp chí Science Advances. Nhóm nghiên cứu do TS Kiên làm trưởng nhóm cùng với GS Hsiao-chun Hung và 2 nghiên cứu sinh của ĐH Quốc gia Úc là Weiwei Wang và Chunguang Zhao tiến hành từ năm 2018 đến nay. Họ đã tìm kiếm các thành phần tinh bột còn bám lại trên bề mặt các bàn nghiền tìm thấy ở Óc Eo, từ đó tìm ra chức năng của công cụ này cũng như các loại gia vị từng được nghiền trên đó. Với các phát hiện đó, nhóm đã phỏng đoán về tập quán sử dụng gia vị của cư dân Óc Eo khi xưa.

"Phân tích các vi chất thực vật thu được từ bề mặt của các công cụ bằng đá mài Óc Eo, nhóm xác định được các gia vị được cho là có nguồn gốc Nam Á, Đông Nam Á hải đảo bao gồm nghệ, gừng, đinh hương, nhục đậu khấu, quế… Những gia vị này là nguyên liệu không thể thiếu được sử dụng trong công thức chế biến món cà ri ở Nam Á ngày nay. Phát hiện gia vị này gợi ý cho chúng tôi nghĩ đến khả năng những thương nhân hoặc du khách Nam Á đã mang truyền thống ẩm thực này vào Đông Nam Á trong thời kỳ có những tiếp xúc thương mại hàng hải ban đầu qua Ấn Độ Dương, bắt đầu từ khoảng 2.000 năm trước", nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí Science Advances.

Theo công bố này, có tổng cộng 717 hạt tinh bột được thu hồi từ bề mặt các dụng cụ được nghiên cứu, trong đó có 604 hạt có thể xác định được loài. Các nhà nghiên cứu đã nhận diện được 8 loại gia vị khác nhau, cùng với sự hiện diện của gạo. Nhiều hạt tinh bột có dấu hiệu biến dạng, bao gồm các cạnh bị vỡ, bề mặt phẳng, mất lớp vỏ mỏng do bị nghiền nát trên các bàn nghiền.

Bàn nghiền được tìm thấy nơi đáy dòng kênh cổ Lung Lớn,khu di tích Óc Eo - Ba Thê. Ảnh: Trung tâm khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ)

Bàn nghiền được tìm thấy nơi đáy dòng kênh cổ Lung Lớn,khu di tích Óc Eo - Ba Thê. Ảnh: Trung tâm khảo cổ học (Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ)

Chuyện của cà ri, chuyện của "con đường gia vị"

Nghiên cứu mới được công bố của TS Kiên và cộng sự cho biết các dấu tích trên công cụ nghiền và chày, cối đá cũng tiết lộ người cổ ở Óc Eo đã sử dụng các nguyên liệu bản địa ở Nam Á và Đông Nam Á như nghệ, gừng, riềng, gừng cát, rễ đinh hương, đinh hương, nhục đậu khấu và quế. Những loại gia vị này đều có thể được sử dụng làm nguyên liệu chế biến món cà ri. Trong số đó, các gia vị quế, nhục đậu khấu và đinh hương có thể đã được nhập khẩu vào Óc Eo từ các địa điểm xa xôi ở Nam Á và miền Đông Indonesia. Một hạt nhục đậu khấu được phân tích niên đại cho thấy tuổi của nó khoảng thế kỷ 2 - 3 và một bàn nghiền lớn được tìm thấy trong tầng đất cũng có niên đại tương đương.

Nhóm cho biết có lẽ món cà ri đã được biết đến từ hơn 4.000 năm trước ở Harappan (Pakistan) và Ấn Độ, nơi người ta tìm thấy các hạt tinh bột của nghệ, gừng, cà tím và xoài dính vào răng người và trong các nồi nấu. "Ngày nay, món cà ri vẫn còn phổ biến ở Đông Nam Á. Các nguyên liệu tìm thấy từ Óc Eo phù hợp với món cà ri Đông Nam Á hiện đại hơn là ở Nam Á khi được trộn với các loại gia vị đặc hữu, có kết hợp với nước cốt dừa…", nhóm cho biết.

Tuy nhiên, việc đưa ra được sự lan tỏa của món cà ri từ Ấn Độ sang Đông Nam Á chưa phải là điều quý giá nhất của nghiên cứu này. Điều quan trọng nhất chính là các phát hiện này xác nhận được việc trao đổi buôn bán gia vị giữa hải đảo Đông Nam Á đến Óc Eo thời kỳ vương quốc Phù Nam.

TS Nguyễn Khánh Trung Kiên cho biết sau khi phân tích các hạt tinh bột của gia vị, chúng ta biết được có một số loài rất phổ biến ở bản địa. Nhưng chúng ta cũng thấy có một số loại gia vị lại chỉ có ở một số vùng khác nhau trên thế giới; ví dụ một số đảo phía đông Indonesia như Maluku, nơi vẫn được gọi là "quần đảo gia vị". "Tại quần đảo này có nhiều loại gia vị rất quý, thậm chí đến thế kỷ 19 người Anh và Hà Lan vẫn còn phải đến đó để mua bán, chứ không phải chúng phổ biến khắp nơi trên thế giới. Và giờ đây, những nhà khảo cổ lại tìm thấy nó ở trong bề mặt những bàn nghiền với các loại như nhục đậu khấu, đinh hương. Một gia vị khác cũng cho thấy nó đã được nhập về từ Srilanka là quế", TS Kiên nói.

Cũng theo TS Kiên, bên cạnh các hạt tinh bột gia vị còn có các yếu tố khác góp phần khẳng định khả năng buôn bán các gia vị này từ các khu vực trên như các loại đồ trang sức hay đồ gốm chế tác tinh xảo… "Nó không có yếu tố của cư dân bản địa, trong khi các yếu tố Nam Á, Ấn Độ khá rõ. Từ đó ta thấy con đường thương mại thời cổ đi từ Ấn Độ băng qua eo Kra nơi miền Nam Thái Lan rồi sang Óc Eo…, mà trong đó gia vị là một mặt hàng quan trọng", TS Kiên cho biết.

Hơn thế nữa, nghiên cứu này còn góp phần mang lại lời giải cho bài toán liên quan đến hồ sơ di sản thế giới UNESCO của văn hóa Óc Eo. Hiện tại, VN đang triển khai kế hoạch lập hồ sơ đề cử khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê (An Giang) trình UNESCO ghi danh là di sản thế giới.

"Nếu chứng minh được có một tuyến đường mua bán gia vị cách vài nghìn cây số như thế thì tiêu chí hồ sơ di sản sẽ được củng cố thêm về yếu tố quan hệ văn hóa liên vùng. Đó là một yếu tố rất độc đáo. Dĩ nhiên, trước đây các nhà nghiên cứu cũng đã từng nói về chuyện các thương gia phương xa tới Óc Eo để mua bán gia vị, hoặc lịch sử chép là người La Mã thích gia vị nhập từ Nam Á, nhưng chưa xác thực bằng tư liệu khảo cổ. Giờ đây, với nghiên cứu này, chúng ta đã có bằng chứng thực tế", TS Kiên cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

Sân trường rộn tiếng cồng chiêng

(GLO)- Cứ mỗi buổi sinh hoạt, khuôn viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Lơ Pang (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) lại rộn ràng tiếng cồng chiêng. Âm thanh quen thuộc ấy đến từ đôi tay nhỏ bé của các em học sinh thuộc Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng của trường.

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

Bảo tồn bản sắc văn hóa ở TP. Pleiku dưới góc nhìn mới - Kỳ cuối: Giữ gìn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(GLO)- Chính quyền TP. Pleiku đã dành nguồn lực đầu tư để Plei Ốp thành điểm đến của du khách trải nghiệm văn hóa truyền thống và bản sắc dân tộc Jrai thông qua phục dựng một số lễ hội cộng đồng như: cúng giọt nước, pơ thi…

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.