An Giang trình UNESCO công nhận Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản thế giới  

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Tỉnh An Giang đã hoàn thành việc lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Gò Cây Thị B – một phần trong khu di tích Óc Eo – Ba Thê ở An Giang. Ảnh: CTV
Gò Cây Thị B – một phần trong khu di tích Óc Eo – Ba Thê ở An Giang. Ảnh: CTV



Ngày 6-1, UBND tỉnh An Giang tổ chức hội nghị tổng kết 10 năm hoạt động Khu di tích Quốc gia đặc biệt (2012-2022) và triển khai kế hoạch lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Ông Nguyễn Hữu Giềng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích Óc Eo - Ba Thê (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn) cho biết, An Giang hiện có 89 di tích văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 28 di tích quốc gia, 59 di tích cấp tỉnh và hai di tích quốc gia đặc biệt, trong đó có khu Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo - Ba Thê.

Thời gian qua, các nhà khoa học khảo cổ Việt Nam, đã góp phần làm sáng tỏ dần các giá trị nổi bật toàn cầu của Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê; để trên cơ sở đó, tỉnh An Giang đã hoàn thành việc lập hồ sơ đề cử Khu di tích khảo cổ Óc Eo-Ba Thê, trình UNESCO công nhận là di sản thế giới giai đoạn 1, được Trung tâm Di sản thế giới đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ đề cử.

Việc Di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật Óc Eo - Ba Thê được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt là sự tôn vinh những giá trị to lớn của một trong ba nền văn hóa cổ Việt Nam, gồm: Đông Sơn, Sa Huỳnh và Óc Eo, qua đó góp phần gìn giữ, bảo vệ, tôn tạo, phát huy tốt những giá trị của di tích văn hóa Óc Eo, đưa di sản văn hóa Óc Eo xứng tầm với di sản văn hóa cả nước và thế giới.

Trải qua 10 năm hoạt động, di sản văn hóa Óc Eo đã bảo tồn thường xuyên các di tích đã được lộ thiên; tích cực giải phóng mặt bằng để có đất sạch bàn giao cho Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam khai quật khảo cổ; hoàn thành giai đoạn 1 việc xây dựng hồ sơ Khu Di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê, trình UNESCO công nhận là Di sản thế giới; hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, quảng bá và trưng bày văn hóa Óc Eo đã góp phần phát huy giá trị di sản...

Để việc bảo tồn, phát huy giá trị Di tích Quốc gia đặc biệt trong thời gian tới đạt kết quả tốt, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đề nghị, Ban Quản lý di tích văn hóa Óc Eo phối hợp chặt chẽ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND tỉnh triển khai công tác lập hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận Khu di tích khảo cổ Óc Eo - Ba Thê là di sản thế giới giai đoạn 2 theo Quyết định số 594/QĐ-BVHTTDL ngày 17-3-2022 của Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.

Theo QUỐC BÌNH (SGGPO)
 

Có thể bạn quan tâm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

Người giữ nghề dệt thổ cẩm ở Ia Rsươm

(GLO)- Không chỉ dệt thổ cẩm giỏi, chị Rah Lan H’Nghí (SN 1988, buôn Toát, xã Ia Rsươm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn nhiệt tình chỉ dạy cho chị em trong buôn để góp phần bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

Là gốm nhưng không phải... gốm

Là gốm nhưng không phải... gốm

Sau thời gian dài thực nghiệm, nghệ nhân Đỗ Hữu Triết (51 tuổi, ngụ 66 Chi Lăng, TP.Huế, Thừa Thiên-Huế) sáng tạo thành công chất liệu mới có tên Việt kim diêu có thể đáp ứng nhu cầu sáng tạo nghệ thuật với nhiều đặc tính ưu việt.

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Cây vũ trụ của nền văn hóa Đông Sơn trên trống đồng

Trước nay, các nhà nghiên cứu đều cho rằng mỹ thuật Đông Sơn bị trống vắng yếu tố thực vật. Thế nhưng với sự phát hiện hoa văn vòng tròn hay vòng tròn đồng tâm có chấm giữa là hoa cúc được cách điệu, đã cho thấy yếu tố thực vật chưa bao giờ vắng bóng trong trang trí ở trống đồng.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.