Những câu chuyện văn hóa Óc Eo mới phát hiện: Có bao nhiêu vàng trong di tích Óc Eo?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vàng lá, nhẫn vàng, hạt chuỗi vàng… đều được tìm thấy trong cuộc khai quật Ba Thê - Óc Eo.

Chiếc nhẫn hình bò thiêng bằng vàng

Cuộc khai quật di tích Óc Eo - Ba Thê 2017 - 2020 đã phát hiện ra một bảo vật quốc gia: Đó là chiếc nhẫn vàng có hình bò thiêng Nandin. Theo hồ sơ, đây là chiếc nhẫn vàng hình tròn trơn. Mặt nhẫn là hình tượng bò đúc khối rất hiện thực, trong tư thế nằm xếp chân. Hình tượng bò được tạo hình nằm hơi nghiêng về bên phải, sống lưng hạ thấp, mông co lại, u vai nổi cao. Đầu bò ngẩng cao, nhìn thẳng khá thoải mái nhưng trang nghiêm. Cặp sừng cong nhọn hướng lên trên, đôi tai mở rộng, hai mắt to; lớp da phần gáy và cổ cũng tạo nhiều nếp tả thực. Đuôi xếp gọn một cách tự nhiên và thấy rõ chùm lông ở đuôi.

 

 Bộ đồ vàng của Bảo tàng Long An. Ảnh: Bảo tàng Long An
Bộ đồ vàng của Bảo tàng Long An. Ảnh: Bảo tàng Long An


Sách Những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo - Ba Thê và Nền Chùa 2017 - 2020 mô tả: “Nhẫn vàng hình bò Nandin hình tròn, có mặt đúc khối tượng bò Nandin trong tư thế nằm xếp chân, thân mình nghiêng về bên phải, đầu ngẩng cao nhìn thẳng, chân trái chống về phía trước, u lưng nổi cao, quanh cổ có đeo trang sức. Hai bên thành nhẫn được trang trí mô típ hoa sen. Kích thước nhẫn cao 2,6 cm, đường kính 1,8 cm. Hình bò Nandin trên mặt nhẫn tương tự nguyên mẫu trong các đền thờ ở Ấn Độ”.

PGS-TS Bùi Chí Hoàng, thành viên Hội đồng Di sản quốc gia cho biết khi được phát hiện chiếc nhẫn nằm ở lớp văn hóa thuộc giai đoạn thế kỷ 3 - 5, sâu khoảng 1,5 m so với lớp đất mặt. “Trước đây, chúng ta từng phát hiện khoảng 8 chiếc nhẫn vàng trong dân. Trong khi đó, chiếc nhẫn này lại phát hiện trong địa tầng. Nó là nhẫn duy nhất được phát hiện trong địa tầng văn hóa - đấy là giá trị đặc biệt của nó”, PGS-TS Bùi Chí Hoàng nói.

PGS-TS Bùi Minh Trí, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, đánh giá đây là một phát hiện quan trọng khi khảo cổ ở Óc Eo - Ba Thê. “Phát hiện quan trọng về đồ trang sức tại Gò Giồng Cát, Khu B là chiếc nhẫn hình bò Nandin bằng vàng thuộc văn hóa Óc Eo và chiếc gương đồng Trung Quốc thời Hán. Đây là 2 di vật đặc sắc nhất được tìm thấy”, ông Trí nói.

Cuộc khai quật năm 2017 - 2020 tại Óc Eo - Ba Thê cũng phát hiện nhiều hạt chuỗi thủy tinh bằng vàng. Theo Viện Nghiên cứu kinh thành, đó là hạt chuỗi thủy tinh La Mã bọc vàng có 3 hạt, ít nhiều bị bong mất lớp áo bằng vàng mỏng, chỉ còn lớp thủy tinh màu ngà nhạt, hơi đục. “Đây là một loại hình hạt chuỗi cao cấp, phổ biến trong giai đoạn đế quốc La Mã cực thịnh, khoảng thế kỷ 2 - 3, khả năng đây là vật phẩm ngoại nhập hoặc do các thương nhân La Mã mang đến”, PGS-TS Trí cho biết. Bên cạnh đó, viện cũng phát hiện các hạt chuỗi thủy tinh hình cầu lõi vàng xếp tầng có niên đại từ thế kỷ 1 - 6. Cũng trong cuộc khai quật trên, Viện Nghiên cứu Đông Nam bộ đã tìm thấy vàng lá khắc hình người và hoa sen.

 

 Lá vàng có hình người và hoa sen mới phát hiện ở Nền Chùa. Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên
Lá vàng có hình người và hoa sen mới phát hiện ở Nền Chùa. Ảnh: Nguyễn Khánh Trung Kiên



Vàng trong văn hóa Óc Eo

Nhìn lại các cuộc khai quật và danh sách bảo vật quốc gia, có thể thấy dấu ấn của các hiện vật vàng trong văn hóa Óc Eo. Trong lần công nhận bảo vật quốc gia gần nhất năm 2021, có 2 hiện vật, nhóm hiện vật vàng của văn hóa này. Đó là nhẫn vàng có hình bò Nandin Giồng Cát và Sưu tập vàng lá chạm khắc hình voi Gò Thành (gồm 18 đơn vị hiện vật). Trước đó, ngay trong đợt xét bảo vật quốc gia đầu tiên năm 2011, một bộ đồ vàng của Bảo tàng Long An đã được trao danh hiệu này. Đó cũng là một sáng tạo của cư dân Óc Eo. Các nhà khoa học cho rằng điều này phù hợp với thư tịch cổ. Theo đó, nghệ thuật kim hoàn trong xã hội Óc Eo rất phát đạt. Người Phù Nam thích chạm trổ, đúc nhẫn, vòng vàng, chén đĩa bạc…

Ông Vương Thu Hồng, Phó giám đốc Bảo tàng Long An khi đó, cho biết bộ đồ vàng của Bảo tàng Long An không chỉ chứng tỏ tài năng sáng tạo của cư dân Óc Eo xưa mà còn là minh chứng của triết lý đạo Phật. Nó thể hiện yếu tố nội sinh trong kỹ thuật chế tác kim hoàn qua các đường nét trang trí nhuần nhuyễn và tinh xảo. Bên cạnh đó, nó cũng mang yếu tố ngoại sinh - là các yếu tố Ấn Độ, Trung Á... Chính vì thế, bộ sưu tập làm người ta không thể không nhớ đến thời đại của những hải trình buôn bán đã từng cập cảng ở Óc Eo, Phù Nam.

Trong các hiện vật tìm thấy khi khai quật văn hóa Óc Eo 2017 - 2020 lần này cũng có một lá vàng. Trên đó có hình người và hoa sen. Điều này có nét tương đồng với những lá vàng hoa sen năm nào của Bảo tàng Long An. Theo đó, những cánh sen thể hiện cho đạo Phật, cho bồ đề tâm. Nó cũng phù hợp với bức phù điêu tượng Phật được phát hiện gần đó. Thêm vào đó, việc tìm thấy các bông sen vàng và những cổ vật trong lòng di tích được học giả người Pháp G.Coedès nhận định: “Việc chôn báu vật dưới nền đền hay dưới bàn thờ là một tục cổ xưa của Ấn Độ, vẫn được áp dụng ở một số nước khi lập đền, chùa”.

 

(còn tiếp)

Theo Trinh Nguyễn (TNO)

Có thể bạn quan tâm

default

Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên. 
Pleiku, miền nhớ...

Pleiku, miền nhớ...

(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Ðại ngàn nối liền những niềm vui

Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp”

Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Nhen tình yêu dân ca, bài chòi

Với ngọn lửa đam mê nghệ thuật truyền thống, vợ chồng Nghệ nhân Ưu tú Lý Thành Long đứng ra truyền dạy làn điệu dân ca, bài chòi cho nhiều học sinh tại Trường THCS Tam Quan (ở phường Tam Quan, TX Hoài Nhơn).

Núi lửa Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đi vào thơ của tác giả Nguyễn Thanh Mừng. Ảnh: Phạm Quý

Cao nguyên trong thơ Nguyễn Thanh Mừng

(GLO)- Tên tuổi nhà thơ Nguyễn Thanh Mừng gắn liền với các tập thơ “Rượu đắng”, “Ngàn xưa”, .... Viết không nhiều nhưng thơ ông lại có mặt trong hầu hết các tuyển tập danh tiếng thơ Việt Nam hiện đại. Mấy năm gần đây, ông dành tình thương mến với Tây Nguyên và viết nhiều về vùng đất này.

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

Nơi chắp cánh đam mê âm nhạc

(GLO)- Với đặc thù làm việc trong sự cô đơn, tĩnh lặng, nhiều kỹ thuật viên (KTV) có kinh nghiệm tại một số phòng thu trên địa bàn TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang âm thầm đứng sau những bản thu chất lượng của các ca sĩ chuyên và không chuyên, chắp cánh cho đam mê âm nhạc.

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê

Chung vai một gánh hai quê là chủ đề chung cho tập truyện ngắn “Người hai quê” của Hương Văn do Tạp chí Văn nghệ Quân đội chọn lọc và được NXB Quân đội Nhân dân - 2025 ấn hành. 

Chuyện về những nhà báo không chuyên

Chuyện về những nhà báo không chuyên

(GLO)- Dù chưa được đào tạo chuyên ngành báo chí, nhưng bằng nhiệt huyết, nhiều cộng tác viên của Báo Gia Lai vẫn luôn nuôi dưỡng niềm đam mê với nghề báo, cần mẫn ghi lại từng khoảnh khắc đời sống ở cơ sở trở thành cánh tay nối dài của tòa soạn trong việc lan tỏa thông tin, kết nối cộng đồng.

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy báo chí cách mạng

Trong dòng chảy tròn một thế kỷ của nền báo chí cách mạng Việt Nam, cái tên Thanh Niên luôn mang trên mình một sứ mệnh thiêng liêng; luôn khát khao, ước vọng đồng hành cùng dân tộc trên mọi chặng đường phát triển.

Tự hào được sống đúng đam mê

Tự hào được sống đúng đam mê

Có thẻ hay không có thẻ nhà báo họ vẫn làm báo. Bởi họ luôn có niềm đam mê và mong muốn góp một phần nhỏ bé vào hành trình chuyển động của xã hội bằng ngòi bút, bằng trái tim và bằng đôi mắt luôn đau đáu với hiện thực.

Tác nghiệp ở Trường Sa

Tác nghiệp ở Trường Sa

Mỗi chuyến tác nghiệp tại Trường Sa không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là hành trình cảm xúc, hun đúc tinh thần yêu nước và khát vọng cống hiến. Những trải nghiệm nơi đảo xa đã trở thành dấu mốc nổi bật trên chặng đường làm báo, để các phóng viên, biên tập viên được “tôi luyện” trong môi trường đặc biệt, khắc nghiệt và đầy cảm hứng.

null