Công bố kết quả dự án VnSAT

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 16-9, tại TP. Pleiku, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức hội nghị công bố kết quả liên kết chuỗi dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam (VnSAT). Tham dự hội nghị có lãnh đạo Ban Quản lý Dự án Nông nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên và các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tham gia chuỗi liên kết.

Các doanh nghiệp và hợp tác xã ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm cà phê niên vụ 2020-2021. Ảnh: Lê Nam
Các doanh nghiệp và hợp tác xã ký kết liên kết tiêu thụ sản phẩm cà phê niên vụ 2020-2021. Ảnh: Lê Nam

Dự án VnSAT được khởi động từ năm 2016, với tổng số vốn 301 triệu USD và sự đồng hành hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới. Dự án được triển khai cho nông dân trồng lúa ở 8 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và trồng cà phê ở 5 tỉnh Tây Nguyên.

Tại các tỉnh Tây Nguyên, dự án đã hỗ trợ thành lập và củng cố hoạt động của 185 tổ chức nông dân và đào tạo 40.431 hộ nông dân về sản xuất cà phê bền vững. Đến tháng 6-2020, tổng diện tích cà phê sản xuất bền vững được 36.266 ha. Tổng diện tích tái canh cà phê được 18.112 ha, với 20.487 hộ tham gia. Ngoài ra, dự án đã nâng cấp 11 vườn ươm nhà nước, 21 vườn ươm tư nhân và công nhận 51 vườn ươm đạt chuẩn, cung cấp ra thị trường hơn 5,1 triệu cây giống đảm bảo chất lượng cho tái canh 5.000 ha cà phê...

Đối với Gia Lai,  hiện toàn tỉnh có khoảng 140.000 ha cây trồng các loại thực hiện liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi giá trị gồm: 21 doanh nghiệp, 31 hợp tác xã, 72 tổ hợp tác, 11.862 hộ dân tham gia chủ yếu sản xuất cây mía, điều, mì, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả.

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn-Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cho biết: Dự án VnSAT được triển khai đã mở ra cơ hội được tiếp cận, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến cho hàng triệu nông dân, từ đó giúp nâng cao thu nhập cho người nông dân, cải thiện chất lượng sản phẩm và từng bước xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam. Thời gian tới sẽ có 2 chương trình lớn mà Bộ đang muốn đẩy mạnh đó là triển khai chương trình cà phê đặc sản và chương trình cà phê chất lượng cao để đưa cà phê của Việt Nam xứng đáng là điểm tham chiếu của cà phê toàn cầu.

Cũng tại hội nghị, các doanh nghiệp, hợp tác xã gồm: Công ty TNHH Vĩnh Hiệp và Hợp tác xã Sản xuất nông nghiệp thương mại-dịch vụ Minh Toàn Lợi; Công ty TNHH Cà phê Tropico Tây Nguyên và Hợp tác xã Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ-Du lịch nông nghiệp Ia Mơ Nông; Công ty TNHH một thành viên Cà phê Nguyên Huy Hùng và Hợp tác xã Nông nghiệp Công Bằng Pô Kô đã triển khai lễ ký kết bao tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cà phê niên vụ 2020-2021. 

LÊ NAM

Có thể bạn quan tâm

Chuyện của người trồng cà phê

Chuyện của người trồng cà phê

(GLO)- Hàng năm, cứ vào cuối tháng 10 sang tháng 11, người dân Tây Nguyên bắt đầu vào mùa thu hoạch cà phê. Năm nay, giá cà phê tăng cao. Nhà vườn vui đấy nhưng để làm ra được hạt cà phê thì cũng lắm nhọc nhằn.

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

Rơ Châm Pyik: Điển hình sản xuất kinh doanh giỏi

(GLO)- Nhờ biết tính toán và tích cực lao động sản xuất nên gia đình ông Rơ Châm Pyik (làng Châm Aneh, phường Chi Lăng, TP. Pleiku) có nguồn thu ổn định hơn 900 triệu đồng/năm. Không những thế, ông còn tích cực tham gia các phong trào, hoạt động ở cơ sở.

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

Ia Grai: Giống lúa HG12 năng suất đạt từ 70-77 tạ/ha

(GLO)- Chiều 29-10, tại xã Ia Tô, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Công ty cổ phần Giống cây trồng, vật nuôi Thừa Thiên Huế tổ chức hội thảo đánh giá kết quả sản xuất giống lúa HG12 trên địa bàn huyện trong vụ mùa năm 2024.