Công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Chiều 10-2, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) tổ chức Lễ công bố Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 bằng hình thức trực tuyến.

Dự lễ có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cùng lãnh đạo một số bộ, ban, ngành Trung ương và doanh nghiệp. Tham dự tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh.

 Quang buổi lễ tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà
Quang buổi lễ tại điểm cầu UBND tỉnh Gia Lai. Ảnh: Mộc Trà


Ngày 2-10-2021, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1660/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025 nhằm bảo đảm chăm sóc toàn diện về thể chất, tinh thần cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Chương trình đã đề ra 5 nhóm nội dung và 7 nhóm giải pháp về chăm sóc, bảo vệ và quản lý sức khỏe học sinh; giáo dục thể chất và hoạt động thể thao học đường; tổ chức bữa ăn học đường, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành, giám sát, thống kê, báo cáo; tuyên truyền, giáo dục sức khỏe học đường trong trường học.

Mỗi nội dung bao hàm các chỉ tiêu đánh giá cụ thể như: 80% trường học bảo đảm các điều kiện thực hiện công tác y tế trường học, chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định; 80% trường học bố trí ít nhất 1 khu vực bảo đảm các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết dành cho giáo dục thể chất và hoạt động thể thao theo quy định; 100% trường học định kỳ tổ chức thi đấu thể thao theo quy định của pháp luật về thể dục-thể thao; 100% trường học có đủ giáo viên giáo dục thể chất và được tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ (đối với các trường học phổ thông); 100% trường học có tổ chức bữa ăn học đường và căng tin trường học bảo đảm các điều kiện về vệ sinh, an toàn thực phẩm theo quy định; 100% học sinh được tuyên truyền, giáo dục về sức khỏe và nâng cao kiến thức phòng-chống bệnh, tật học đường, bệnh không lây nhiễm và sức khỏe tâm thần…

Chương trình có sự tham gia phối hợp chặt chẽ của 9 bộ và các ban, ngành, cơ quan liên quan cùng UBND 63 địa phương; sự hưởng ứng của hơn 22 triệu học sinh, hàng chục triệu phụ huynh và giáo viên tại gần 41.950 trường học trên cả nước cũng như nhiều lực lượng xã hội.

Tại buổi lễ, lãnh đạo Chính phủ và các Bộ, ban, ngành đã cùng lên bục kích hoạt ra mắt Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025. Đại diện một số địa phương và doanh nghiệp cũng phát biểu cam kết đồng hành cùng Chương trình. Dịp này, Bộ GD-ĐT còn ký kết các Chương trình phối hợp với Bộ Y tế về công tác y tế trường học và chăm sóc sức khỏe học sinh, sinh viên giai đoạn 2022-2026; với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch về công tác giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2022-2026.

Phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị các bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai Chương trình Sức khỏe học đường tùy theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Đặc biệt, phải coi giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó 2 ngành Giáo dục và Y tế là nòng cốt. Cùng với đó, phải có các chương trình nghiên cứu, khảo sát, đánh giá kỹ lưỡng về những vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của học sinh, nhất là tác động từ đại dịch Covid-19; từ đó đưa ra giải pháp thực hiện phù hợp với từng vùng miền, lứa tuổi. Chú trọng dạy kỹ năng sinh tồn; cải thiện bữa ăn, chế độ dinh dưỡng cho học sinh; giảm tải chương trình học nhằm tránh ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ em. Đẩy mạnh các phong trào rèn luyện thân thể trong nhà trường gắn với tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ. Ngoài ra, cần triển khai chiến lược tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho học sinh theo đúng kế hoạch để mở cửa trường học an toàn và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả...

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đơn vị quan tâm huy động các nguồn lực hợp pháp để triển khai thực hiện chương trình; đem lại những thay đổi tích cực cho trường học và góp phần chăm sóc, nuôi dưỡng một thế hệ Việt Nam khỏe mạnh, năng động, trưởng thành.

 

MỘC TRÀ

Có thể bạn quan tâm

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Chưa thể yên tâm về dạy học tích hợp

Dù Bộ GD-ĐT đưa ra nhiều lý giải, hướng dẫn về việc dạy học tích hợp nhưng thực tế ở các nhà trường cho thấy tất cả chỉ là giải pháp "chữa cháy", chưa thể yên tâm khi nói về chất lượng dạy học môn học này khi chưa có giáo viên.

Sắp có khung năng lực số cho người học

Sắp có khung năng lực số cho người học

Theo Dự thảo Thông tư ban hành Khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân đang được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến khung năng lực số cho người học trong hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm 6 miền năng lực, giúp người học có được năng lực số phù hợp với từng cấp học bậc học.